Phụ cấp thâm niên từ 01/7/2024: Ai còn, ai mất?

25/09/2023 14:50 PM

Sau khi thực hiện cải cách tiền lương (dự kiến từ 01/7/2024) thì phụ cấp thâm niên với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có gì thay đổi? – Khánh Linh (TPHCM)

Phụ cấp thâm niên từ 01/7/2024: Ai còn, ai mất?

Phụ cấp thâm niên từ 01/7/2024 với cán bộ công chức thay đổi thế nào? (Hình từ internet)

Phụ cấp thâm niên từ 01/7/2024: Ai còn, ai mất?

Dự kiến từ ngày 01/7/2024 sẽ thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27 (Xem thêm tại đây).

Theo Nghị quyết 27 thì cấu tiền lương mới của cán bộ, công chức, viên chức sẽ bao gồm: Lương cơ bản (chiếm khoảng 70% tổng quỹ lương) và các khoản phụ cấp (chiếm khoảng 30% tổng quỹ lương). Bổ sung tiền thưởng (quỹ tiền thưởng bằng khoảng 10% tổng quỹ tiền lương của năm, không bao gồm phụ cấp).

Ngoài ra, sẽ thực hiện sắp xếp lại các chế độ phụ cấp hiện hành, bảo đảm tổng quỹ phụ cấp chiếm tối đa 30% tổng quỹ lương.

Trong đó, bãi bỏ phụ cấp thâm niên nghề (trừ quân đội, công an, cơ yếu để bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức).

Như vậy, sau khi thực hiện cải cách tiền lương (dự kiến từ ngày 01/7/2024) thì chỉ còn các đối tượng sau đây được hưởng phụ cấp thâm niên:

+ Quân đội;

+ Công an;

+ Cơ yếu.

Việc tiếp tục duy trì phụ cấp thâm niên với các đối tượng này là nhằm bảo đảm tương quan tiền lương với cán bộ, công chức.

Còn những đối tượng cán bộ, công chức hiện đang hưởng phụ cấp thâm niên thì sẽ không còn hưởng loại phụ cấp này kể từ ngày 01/7/2024.

Phụ cấp thâm niên với một số đối tượng hiện nay

Theo điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 204/2004/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 76/2009/NĐ-CP quy định về phụ cấp thâm niên nghề áp dụng với các đối tượng sau:

- Sĩ quan và quân nhân chuyên nghiệp thuộc quân đội nhân dân

- Sĩ quan và hạ sĩ quan hưởng lương thuộc công an nhân dân

- Người làm công tác cơ yếu trong tổ chức cơ yếu và cán bộ, công chức đã được xếp lương theo các ngạch hoặc chức danh chuyên ngành: hải quan, tòa án, kiểm sát, kiểm toán, thanh tra, thi hành án dân sự, kiểm lâm.

Sau 5 năm tại ngũ hoặc làm việc liên tục thì mức phụ cấp thâm niên nghề sẽ là 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có); từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm được tính thêm 1%.

Cách tính phụ cấp thâm niên:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương x Mức lương cơ sở x Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng.

Trong đó: Hệ số lương = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức + Hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng.

Phụ cấp thâm niên với giáo viên

Theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP, mức hưởng và cách tính tiền phụ cấp thâm niên giáo viên như sau:

- Nhà giáo tham gia giảng dạy giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng mức 5% múc lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).

Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

- Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng BHXH, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp.

- Các tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên

=

Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng với hệ số phụ cấp chức danh lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) hiện hưởng

x

Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định

 

x

Mức (%) phụ cấp thâm niên được hưởng

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 14,038

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079