Không được để xe tại tầng có lối thoát nạn từ ngày 01/12/2023 (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Ngày 16/10/2023, Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 09/2023/TT-BXD Sửa đổi 1:2023 QCVN 06:2022/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn cháy cho nhà và công trình.
Theo đó, để đảm bảo an toàn cho người, đối với nhà có chiều cao PCCC không quá 15 m, chiều cao PCCC từ trên 15 m đến 21 m, chiều cao PCCC từ trên 21 m đến 25 m, Thông tư 09/2023/TT-BXD quy định không được để xe cơ giới, không được bố trí kho hạng A, B, C tại tầng có lối thoát nạn ra ngoài nhà, trừ khi các khu vực này được ngăn cách theo quy định đối với trường hợp được bố trí một lối ra thoát nạn từ mỗi tầng có nhóm nguy hiểm cháy theo công năng F1.2, F1.4, F2 (trừ hộp đêm, quán bar, phòng hát…), F3, F4.2, F4.3 và F4.4.
Từ ngày 01/12/2023, chiều rộng bản thang bộ dùng để thoát người không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn nào trên nó và không nhỏ hơn:
(i) 1,2 m: với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này lớn hơn 15 người từ mỗi tầng; 1 m: với nhà nhóm F1.1 có tổng số người thoát nạn qua thang này từ 15 người trở xuống từ mỗi tầng;
(ii) 1,2 m: với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người;
(iii) 0,7 m: với nhà có chiều cao phòng cháy chữa cháy không quá 15 m và tổng số người thoát nạn qua thang này từ mỗi tầng không quá 15 người;
(iv) 0,9 m: đối với tất cả các trường hợp còn lại.
Nếu không thể bảo đảm kích thước trên, có thể sử dụng tài liệu chuẩn để tính toán thoát nạn cho người và xác định kích thước cần thiết của bản thang, lối thoát nạn, đường thoát nạn căn cứ điều kiện cụ thể của công trình.
Hiện hành tại QCVN 06:2022/BXD quy định về chiều rộng bản thang bộ dùng để thoát nạn như sau: Chiều rộng của bản thang bộ dùng để thoát người, trong đó kể cả bản thang đặt trong buồng thang bộ, không được nhỏ hơn chiều rộng tính toán hoặc chiều rộng của bất kỳ lối ra thoát nạn (cửa đi) nào trên nó, đồng thời không được nhỏ hơn: - 1,35 m - đối với nhà nhóm F1.1; - 1,2 m - đối với nhà có số người trên tầng bất kỳ, trừ tầng một, lớn hơn 200 người; - 0,7 m - đối với cầu thang bộ dẫn đến các chỗ làm việc đơn lẻ; - 0,9 m - đối với tất cả các trường hợp còn lại. |
Khoảng cách thoát nạn giới hạn cho phép (Phụ lục G) trên mỗi tầng được đo dọc theo tâm đường thoát nạn, bắt đầu từ tâm của cửa các gian phòng hoặc từ chỗ xa nhất có thể có người trong phòng (tùy thuộc vào việc có ngăn cháy giữa gian phòng và đường thoát nạn hay không) đến tâm của lối ra thoát nạn gần nhất của mỗi tầng (ví dụ: cửa ra ngoài nhà, cửa vào buồng thang bộ hoặc cửa ra cầu thang bộ loại 3, mép bậc đầu tiên của cầu thang bộ loại 2 trên tầng đó nếu cầu thang loại 2 là cầu thang thoát nạn, cửa vào khoang cháy lân cận, hoặc đến lối ra thoát nạn khác). Khoảng cách này phải được hạn chế tùy thuộc vào:
- Nhóm nguy hiểm cháy theo công năng và hạng nguy hiểm cháy nổ (xem Phụ lục C) của gian phòng và nhà;
- Số lượng người thoát nạn;
- Các thông số hình học của gian phòng và đường thoát nạn;
- Cấp nguy hiểm cháy kết cấu và bậc chịu lửa của nhà.
Chiều dài của đường thoát nạn theo cầu thang bộ loại 2 lấy bằng ba lần chiều cao của thang đó.
CHÚ THÍCH: Các yêu cầu cụ thể về khoảng cách giới hạn cho phép từ vị trí xa nhất đến lối ra thoát nạn gần nhất được nếu trong các quy chuẩn cho từng loại công trình. Một số quy định cụ thể cho các nhóm nhà thường gặp nếu tại Phụ lục G.
Xem nội dung chi tiết tại Thông tư 09/2023/TT-BXD có hiệu từ ngày 01/12/2023.