Các nội dung trọng tâm trong công tác pháp chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024

12/03/2024 19:15 PM

Cho tôi hỏi Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các nội dung trọng tâm gì trong công tác pháp chế năm 2024? – Ngọc Sương (Bình Phước)

Các nội dung trọng tâm trong công tác pháp chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Các nội dung trọng tâm trong công tác pháp chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024 (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

Kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

Ngày 26/02/2024 Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quyết định 655/QĐ-BGDĐT về kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.

Mục đích nâng cao chất lượng xây dựng văn bản, bám sát chủ trương, đường lối, quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đáp ứng yêu cầu thực tiễn, bảo đảm tính chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch; đánh giá tác động kỹ lưỡng, chủ động cung cấp thông tin trong quá trình xây dựng văn bản để tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp; tránh trường hợp tham mưu ban hành văn bản có nội dung trái với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc có những sơ hở bị lợi dụng gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân, bảo đảm không có “lợi ích nhóm”, “tư duy nhiệm kỳ” trong tham mưu xây dựng chính sách, pháp luật.

Các nội dung trọng tâm trong công tác pháp chế của Bộ Giáo dục và Đào tạo năm 2024

Kế hoạch triển khai công tác pháp chế năm 2024 của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định một số nội dung trọng tâm như sau:

- Nhiệm vụ của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Xác định xây dựng, hoàn thiện hệ thống pháp luật là nhiệm vụ trọng tâm, ưu tiên hàng đầu trong việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của đơn vị; trong quá trình tham mưu, chủ động làm đầu mối giải quyết, đề xuất xây dựng pháp luật theo thẩm quyền, tránh đùn đẩy nhiệm vụ sang các đơn vị khác hoặc lên cấp trên;

+ Tham mưu, thể chế hóa, ban hành theo thẩm quyền các chủ trương, chính sách, pháp luật, biện pháp phòng, chống tiêu cực trong xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện pháp luật; tổ chức thực hiện nghiêm các quy định, hướng dẫn của Ban chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực;

+ Chủ động rà soát chức năng, nhiệm vụ bảo đảm thực hiện đầy đủ, không bỏ sót nhiệm vụ được giao; chủ động tham vấn ý kiến chuyên gia pháp lý, có thể bố trí công chức, phân công nhiệm vụ hoặc mời, thuê chuyên gia, tổ chức tư vấn pháp lý theo quy định để hỗ trợ, tư vấn pháp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động, tuân thủ pháp luật;

+ Tăng cường hiệu quả thi hành pháp luật, thực hiện phân công nhiệm vụ rõ ràng, phân cấp, phân quyền triệt để, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chuyển đổi số, nâng cao chất lượng, tạo thuận lợi cho người dân tiếp cận dịch vụ giáo dục;

+ Chủ động, thường xuyên tự kiểm tra, rà soát, hệ thống hóa pháp luật thuộc lĩnh vực quản lý, phát hiện những vướng mắc, bất cập, sơ hở dễ làm phát sinh tiêu cực để đề xuất, sửa đổi, bổ sung; nâng cao trách nhiệm, hiệu quả công tác phối hợp giữa các đơn vị trong hoạt động xây dựng và tổ chức thực hiện pháp luật;

+ Chú trọng việc phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật cho cán bộ, công chức và người lao động trong đơn vị.

- Nhiệm vụ của các đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo

+ Bảo đảm tuân thủ pháp luật trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, chủ động tham mưu, đề xuất chính sách, pháp luật để nâng cao hiệu quả hoạt động của đơn vị, tích cực tham gia ý kiến đối với các dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến lĩnh vực hoạt động của đơn vị;

+ Thường xuyên phổ biến, triển khai kịp thời các văn bản quy phạm pháp luật, nâng cao nhận thức pháp luật của lãnh đạo, viên chức và người lao động thuộc đơn vị;

+ Rà soát, bổ sung, hoàn chỉnh nội quy, quy chế tổ chức hoạt động, điều lệ, quy trình chuyên môn, quản lý của đơn vị bảo đảm rõ ràng, minh bạch, hiệu quả, cụ thể hóa trách nhiệm của từng cá nhân, đơn vị trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao.

- Các sở giáo dục và đào tạo

+ Chủ động tham mưu, đề xuất Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân nhân tỉnh trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế bảo đảm tính chặt chẽ, rõ ràng, minh bạch, không tham mưu ban hành văn bản có nội dung trái với chủ trương, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc có những sơ hở dễ bị lợi dụng gây thiệt hại cho Nhà nước, tổ chức, cá nhân; chủ động, kịp thời tham mưu, ban hành theo thẩm quyền các văn bản pháp luật cần thiết trong lĩnh vực giáo dục để đáp ứng yêu cầu quản lý của địa phương;

+ Tăng cường nghiên cứu, rà soát, tổng kết, đánh giá, kiến nghị sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật để kịp thời khắc phục những mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập, không phù hợp với thực tiễn; chủ động, tích cực tham gia ý kiến liên quan đến lĩnh vực giáo dục đối với các dự thảo văn bản pháp luật được lấy ý kiến;

+ Ban hành công văn hướng dẫn năm học về công tác pháp chế và tăng cường quán triệt, phổ biến, chỉ đạo triển khai kịp thời các văn bản pháp luật về giáo dục tại địa phương.

Đoàn Đức Tài

Chia sẻ bài viết lên facebook 885

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079