Chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định từ 01/7/2024 (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 6 Thông tư 38/2024/TT-BTC, chi phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định được quy định như sau:
- Nội dung chi và mức chi phục vụ cho hoạt động thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá đối với trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 65 Luật Giá 2023 gồm:
+ Chi công tác phí thực hiện theo quy định tại Thông tư 40/2017/TT- BTC quy định về chế độ công tác phí, chế độ chi hội nghị và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
+ Chi khảo sát giá, thu thập thông tin liên quan đến tài sản cần thẩm định giá thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 5 Điều 3 Thông tư 109/2016/TT-BTC ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ Tài chính quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện các cuộc điều tra thống kê, tổng điều tra thống kê quốc gia và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
+ Chi báo cáo thuyết minh, giải trình về chuyên môn phục vụ công tác thẩm định giá tài sản của hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 42/2022/TT-BTC sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 338/2016/TT-BTC quy định lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí ngân sách nhà nước bảo đảm cho công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật và hoàn thiện hệ thống pháp luật mức chi 1.200.000 đồng/báo cáo và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
+ Chi họp hội đồng thẩm định giá thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Thông tư 42/2022/TT-BTC và văn bản sửa đổi, bổ sung, thay thế (nếu có);
+ Chi văn phòng phẩm, in tài liệu phục vụ công tác thẩm định giá tài sản theo hóa đơn, chứng từ chi hợp pháp, trong phạm vi dự toán được giao;
+ Chi thuê người có chứng nhận chuyên môn theo quy định làm thành viên hội đồng thẩm định giá, thuê tổ chức giám định thực hiện việc giám định tình trạng kinh tế - kỹ thuật, tỷ lệ chất lượng của tài sản, thuê thẩm định giá tài sản (nếu có) thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu thầu;
+ Đối với những khoản chi liên quan đến hoạt động thẩm định giá không quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2024/TT-BTC, thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc đề xuất với cấp có thẩm quyền xem xét quyết định theo quy định của pháp luật.
- Các khoản chi ngoài lương của cán bộ, công chức, viên chức có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước được quy định tại Thông tư 38/2024/TT-BTC và tại các văn bản dẫn chiếu để áp dụng tại Thông tư 38/2024/TT-BTC được thực hiện cho đến khi thực hiện cải cách tiền lương theo Nghị quyết 27/NQ-TW ngày 21/5/2018 của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.
- Hằng năm, cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập hội đồng thẩm định giá lập dự toán ngân sách phục vụ hoạt động thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Trường hợp trong năm phát sinh các nhiệm vụ đột xuất, được lập bổ sung dự toán ngân sách theo quy định của pháp luật về quản lý ngân sách nhà nước.
- Việc quản lý, sử dụng, thanh quyết toán kinh phí phục vụ cho việc thẩm định giá của hội đồng thẩm định giá theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 38/2024/TT-BTC thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành về quản lý ngân sách nhà nước, đảm bảo nguyên tắc tiết kiệm, hiệu quả, chống lãng phí.
- Doanh nghiệp thẩm định giá không mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp thẩm định giá thì phải trích lập dự phòng rủi ro nghề nghiệp với mức trích hằng năm là 1% trên doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng), được trích vào cuối năm tài chính và được hạch toán như trường hợp trích lập dự phòng phải trả.
- Trường hợp dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp có số dư cuối năm tài chính vượt mức 10% doanh thu dịch vụ thẩm định giá (doanh thu không có thuế giá trị gia tăng) tính trung bình trong 03 năm gần nhất, doanh nghiệp thực hiện hoàn nhập đối với phần vượt mức và hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp có trách nhiệm xây dựng và ban hành quy chế nội bộ quản lý và sử dụng dự phòng rủi ro nghề nghiệp.
- Trường hợp doanh nghiệp chấm dứt hoạt động thẩm định giá thì số dư dự phòng rủi ro nghề nghiệp đã trích lập nhưng chưa sử dụng hết được hạch toán vào thu nhập khác của doanh nghiệp.
Căn cứ pháp lý: Điều 4 Thông tư 38/2024/TT-BTC
Nguyễn Kim Thúy Vi