Hoạt động mang tính chất chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng được Nhà nước đầu tư

26/07/2024 21:00 PM

Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động mang tính chất chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng được quy định tại Nghị định 58/2024/NĐ-CP.

Hoạt động mang tính chất chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng được Nhà nước đầu tư

Hoạt động mang tính chất chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng được Nhà nước đầu tư (Hình từ Internet)

Hoạt động mang tính chất chuyên ngành về bảo vệ và phát triển rừng được Nhà nước đầu tư

Đầu tư là việc sử dụng ngân sách nhà nước, các nguồn vốn hợp pháp khác cho các chương trình, dự án và hoạt động đầu tư khác để thực hiện bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản theo quy định của pháp luật.

Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 58/2024/NĐ-CP về một số chính sách đầu tư trong lâm nghiệp, ngoài một số chính sách chung quy định từ Điều 19 đến Điều 24 Nghị định 58/2024/NĐ-CP, nhà nước có chính sách đầu tư cho những hoạt động mang tính chất chuyên ngành khác, bao gồm:

- Theo dõi, giám sát diễn biến tài nguyên rừng và đa dạng sinh học; điều tra, kiểm kê rừng; kiểm tra, theo dõi, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện chiến lược, chương trình, đề án ngành lâm nghiệp;

- Quản lý thông tin về lâm nghiệp và cơ sở dữ liệu về rừng;

- Sưu tập tiêu bản thực vật rừng, động vật rừng;

- Nghiên cứu khoa học, đào tạo, phát triển nguồn nhân lực, khuyến lâm;

- Xây dựng và triển khai phương án quản lý rừng bền vững rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng tự nhiên;

- Giao rừng, xác định ranh giới và cắm mốc ranh giới rừng;

- Duy trì và phát triển rừng giống, vườn thực vật quốc gia;

- Điều tra cơ bản về lâm nghiệp;

- Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Xây dựng, bảo trì, bảo dưỡng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ theo quy định tại khoản 6 Điều 87 Nghị định 156/2018/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Lâm nghiệp;

- Mua sắm, sửa chữa phương tiện, trang bị, thiết bị, công cụ hỗ trợ: bảo vệ rừng; phòng cháy và chữa cháy rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;

- Điều tra, thu thập và đánh giá nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; xây dựng ngân hàng gen, dữ liệu nguồn gen giống cây trồng lâm nghiệp; nghiên cứu chọn, tạo, khảo nghiệm giống cây trồng lâm nghiệp;

- Quy hoạch lâm nghiệp quốc gia.

Việc thực hiện các hoạt động trên theo dự án, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt, theo thứ tự ưu tiên phù hợp với khả năng ngân sách của ngành và địa phương. Trình tự, thủ tục đối với hoạt động sử dụng nguồn vốn đầu tư phát triển, nguồn vốn kinh phí sự nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 5 Điều 27 Nghị định 58/2024/NĐ-CP.

Chính sách đầu tư bảo vệ và phát triển rừng

Theo khoản 1 Điều 94 Luật Lâm nghiệp 2017, Nhà nước có chính sách đầu tư cho các hoạt động sau đây:

- Bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ;

- Bảo vệ và cứu hộ thực vật rừng, động vật rừng nguy cấp, quý, hiếm;

- Nghiên cứu, ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực phục vụ quản lý nhà nước về lâm nghiệp;

- Xây dựng khu nghiên cứu phát triển, khu công nghệ cao;

- Đầu tư phương tiện, trang bị, thiết bị nhằm bảo vệ rừng; quan trắc, cảnh báo nguy cơ cháy rừng; xây dựng công trình phòng cháy và chữa cháy rừng; phòng, trừ sinh vật gây hại rừng;

- Xây dựng, nâng cấp, cải tạo kết cấu hạ tầng phục vụ cho bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ.

Nguyên tắc đầu tư trong lâm nghiệp

- Nhà nước bảo đảm nguồn lực cho hoạt động quản lý, bảo vệ và phát triển rừng đặc dụng, rừng phòng hộ; cấp kinh phí bảo vệ và phát triển rừng sản xuất là rừng tự nhiên trong thời gian đóng cửa rừng phù hợp với khả năng cân đối vốn từ ngân sách nhà nước trong kế hoạch trung hạn và hằng năm.

- Nhà nước khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tự đầu tư, huy động vốn hợp pháp để thực hiện dự án đầu tư bảo vệ và phát triển rừng, chế biến lâm sản.

Trần Trọng Tín

Chia sẻ bài viết lên facebook 386

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079