Đề xuất về quy định cơ chế tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam (Hình từ internet)
Cụ thể, theo dự thảo Nghị định đã đề xuất các quy định về cơ chế tài chính của Đài Truyền hình Việt Nam, sau đây là đơn cử một vài nội dung được đề xuất quy định như sau:
* Nguyên tắc hoạt động
- Đài Truyền hình Việt Nam là cơ quan thuộc Chính phủ, là Đài truyền hình quốc gia, cơ quan truyền thông chủ lực đa phương tiện, thực hiện chức năng thông tin, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước; góp phần giáo dục, nâng cao dân trí, phục vụ đời sống tinh thần của nhân dân bằng các chương trình truyền hình và các loại hình báo chí, truyền thông.
- Đài Truyền hình Viêt Nam thực hiện quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập và được vận dụng một số cơ chế tài chính, tiền lương như doanh nghiệp theo quy định tại Nghị định này và các pháp luật liên quan.
- Đài Truyền hình Việt Nam trực tiếp quản lý tài sản, nguồn vốn đối với các đơn vị hạch toán phụ thuộc của Đài và vốn do Đài Truyền hình Việt Nam đầu tư ra ngoài Đài theo quy định tại dự thảo Nghị định này và các pháp luật liên quan.
- Đài Truyền hình Việt Nam chịu trách nhiệm quản lý tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp trực thuộc theo quy định của pháp luật về quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập.
- Việc quản lý sử dụng vốn đầu tư công, vốn ngân sách hỗ trợ hoạt động cho Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công, pháp luật về ngân sách nhà nước, pháp luật về đấu thầu và các pháp luật khác có liên quan.
- Đài Truyền hình Việt Nam ban hành quy chế quản lý tài chính, quy chế quản lý tài sản, thực hiện công khai tài chính của Đài theo quy định tại dự thảo Nghị định này và các pháp luật có liên quan.
- Đài Truyền hình Việt Nam được mở tài khoản giao dịch bằng đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ tại Kho bạc Nhà nước, tại các ngân hàng thương mại.
(Điều 2 dự thảo Nghị định)
* Quản lý, sử dụng vốn
(1) Nguồn vốn của Đài Truyền hình Việt Nam, bao gồm:
** Vốn chủ sở hữu của Đài Truyền hình Việt Nam, bao gồm:
- Vốn nhà nước đầu tư cho Đài Truyền hình Việt Nam theo quy định của pháp luật;
- Vốn tiếp nhận có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước;
- Vốn từ Quỹ đầu tư phát triển của Đài Truyền hình Việt Nam.
** Vốn huy động của Đài Truyền hình Việt Nam, bao gồm:
- Vốn vay của các tổ chức tín dụng, cá nhân trong và ngoài nước;
- Các hình thức huy động vốn hợp pháp khác.
** Vốn khác theo quy định của pháp luật.
(2) Nguyên tắc quản lý sử dụng vốn
- Việc đầu tư vốn vào doanh nghiệp của ra ngoài Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp trên cơ sở đảm bảo nguyên tắc có hiệu quả, bảo toàn và phát triển vốn đầu tư, không ảnh hưởng đến mục tiêu hoạt động Đài, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Đài Truyền hình Việt Nam thực hiện các quyền và nghĩa vụ của đại diện chủ sở hữu vốn do Đài Truyền hình Việt Nam đầu tư vào các doanh nghiệp, góp vốn thành lập theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;
- Việc sử dụng vốn do Đài Truyền hình Việt Nam huy động cho hoạt dộng kinh doanh, dịch vụ của Đài phải thực hiện theo nguyên tắc tự chịu trách nhiệm hoàn trả, bảo đảm hiệu quả sử dụng vốn huy động, không làm thay đổi hình thức sở hữu và theo các quy định của pháp luật về đầu tư, đất đai và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Việc quản lý sử dụng Quỹ đầu tư phát triển của Đài để đầu tư cơ sở vật chất thực hiện theo quy định của pháp luật về đầu tư công.
(3) Đầu tư vốn ra ngoài Đài Truyền hình Việt Nam
- Đài Truyền hình Việt Nam được phép sử dụng nguồn vốn tại khoản 1 Điều này để đầu tư ra ngoài Đài theo các hình thức sau: Góp vốn để thành lập công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn; Mua cổ phần tại công ty cổ phần, mua phần vốn góp tại công ty trách nhiệm hữu hạn; Mua công trái, trái phiếu; Đầu tư bổ sung vốn của Đài Truyền hình Việt Nam vào các doanh nghiệp cần tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Đài tại công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên và các hình thức đầu tư khác theo quy định của pháp luật;
- Khi có nhu cầu đầu tư vốn ra ngoài Đài Truyền hình Việt Nam theo các hình thức quy định tại điểm a khoản này, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam tổ chức lập dự án, lấy ý kiến Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan liên quan và hoàn thiện dự án, báo cáo Thủ tướng Chính phủ xem xét, chấp thuận trước khi quyết định thực hiện;
- Đài Truyền hình Việt Nam không được sử dụng tiền vốn, tài sản quyền sử dụng đất để góp vốn hoặc đầu tư vào lĩnh vực bất động sản; không được góp vốn, mua cổ phần tại ngân hàng, công ty bảo hiểm, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ đầu tư chứng khoán hoặc công ty đầu tư chứng khoán và các trường hợp không được đầu tư ra ngoài Đài theo quy định hiện hành tại Luật Quản lý, sử dụng vốn Nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp; không sử dụng tài sản công để làm tài sản đảm bao vốn vay.
(4) Bảo toàn vốn của Đài Truyền hình Việt Nam
- Đài Đài Truyền hình Việt Nam có trách nhiệm bảo toàn vốn, thực hiện chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, chế độ phân phối lợi nhuận, chế độ kế toán theo quy định của pháp luật và Nghị định này. Mọi biến động về tăng, giảm vốn đầu tư vào doanh nghiệp, Đài Truyền hình Việt Nam phải báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Bộ Tài chính để theo dõi, giám sát;
- Việc bảo toàn vốn của Đài Truyền hình Việt Nam phải được thực hiện bằng các biện pháp sau:
+ Thực hiện đúng chế độ quản lý sử dụng vốn, tài sản, phân phối lợi nhuận, chế độ quản lý tài chính liên quan khác theo quy định của pháp luật.
+ Mua bảo hiểm tài sản theo quy định của pháp luật.
+ Xử lý kịp thời giá trị tài sản tổn thất, các khoản nợ không có khả năng thu hồi theo quy định của Nghị định này và trích lập các khoản dự phòng rủi ro sau: Dự phòng giảm giá hàng tồn kho; Dự phòng các khoản phải thu khó đòi; Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính; Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa.
+ Các biện pháp khác về bảo toàn vốn theo quy định của pháp luật hiện hành.
- Định kỳ hàng năm, Đài Truyền hình Việt Nam phải đánh giá mức độ bảo toàn vốn theo quy định về quản lý, sử dụng vốn và tài sản tại doanh nghiệp Nhà nước.
Xem thêm nội dung tại dự thảo Nghị định.