Hướng dẫn thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu ‘Anh hùng Lao động’ trong ngành Kiểm sát nhân dân (Hình từ internet)
Ngày 12/8/2024, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng trong ngành Kiểm sát nhân dân.
Cụ thể, tại Điều 37 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC đã quy định hồ sơ, thủ tục đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” trong ngành Kiểm sát nhân dân như sau:
- Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân thẩm định hồ sơ, căn cứ điều kiện, tiêu chuẩn, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân xem xét, đề nghị Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Thủ tướng Chính phủ.
- Hồ sơ đề nghị xét tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” gồm 02 bộ (bản chính), gồm có:
+ Tờ trình của cấp trình;
Mẫu số 2 |
+ Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” có xác nhận của cấp trình; Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình;
+ Ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương về việc đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”;
+ Các văn bản, tài liệu liên quan theo quy định tại Điều 30 của Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC (nếu có).
- Hồ sơ Viện kiểm sát nhân dân tối cao trình Bộ Nội vụ (Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương) có 01 bộ (bản chính), gồm:
+ Tờ trình của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Mẫu số 1 |
+ Báo cáo thành tích của tập thể, cá nhân đề nghị xét tặng hoặc truy tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động” có xác nhận của Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
Mẫu số 6 (Tập thể) |
Mẫu số 7 (Cá nhân) |
+ Biên bản họp và kết quả bỏ phiếu của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng cấp trình;
+ Các văn bản, tài liệu liên quan theo quy định tại Điều 30 của Thông tư này (nếu có);
+ Ý kiến của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Thành ủy trực thuộc Trung ương về việc đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”. Ý kiến của Ban cán sự đảng Viện kiểm sát nhân dân tối cao về việc đề nghị tặng danh hiệu “Anh hùng Lao động”.
- Quy trình tại Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân
+ Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng ngành Kiểm sát nhân dân thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng cấp nhà nước và hồ sơ đề nghị khen thưởng thuộc thẩm quyền quyết định của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, gửi văn bản xin ý kiến các đơn vị liên quan; tổng hợp, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành;
+ Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành họp xem xét, bỏ phiếu kín;
+ Căn cứ kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Ngành, Thường trực Hội đồng trình Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định;
+ Thông báo kết quả thẩm định, kết quả khen thưởng;
+ Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Quy trình tại Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị thuộc Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Viện kiểm sát nhân dân cấp cao, Viện kiểm sát nhân dân cấp tỉnh
+ Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị thẩm định hồ sơ đề nghị khen thưởng, gửi văn bản xin ý kiến các đơn vị liên quan; tổng hợp, báo cáo Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị. Đối với danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng được bình xét tại cụm, khối thi đua thì phải có kết quả bình xét, đánh giá của cụm, khối thi đua trước khi tổng hợp, báo cáo Hội đồng;
+ Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị họp xem xét, bỏ phiếu kín;
+ Căn cứ kết quả bỏ phiếu tín nhiệm của Hội đồng Thi đua - Khen thưởng đơn vị, Thường trực Hội đồng trình Thủ trưởng đơn vị xem xét, quyết định theo thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền quyết định;
+ Thông báo kết quả thẩm định, kết quả khen thưởng;
+ Lưu trữ hồ sơ theo quy định.
(Điều 29 Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC)
Xem thêm nội dung tại Thông tư 02/2024/TT-VKSNDTC có hiệu lực từ ngày 01/10/2024.