Nội dung được đề cập tại Thông báo 414/TB-VPCP ngày 12/9/2024 của Văn phòng Chính phủ về Kết luận của Thủ tướng Chính phủ tại buổi làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội.
Theo đó, về việc nghiên cứu, quy định đối tượng phải triển khai hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, hộ kinh doanh theo phương pháp khoán có quy mô vừa (xác định theo tiêu chí số lao động) sử dụng thiết bị điện tử, máy tính tiền có kết nối với cơ quan thuế:
Thủ tướng giao Bộ Tài chính khẩn trương hoàn thiện Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP về hóa đơn điện tử, trình Chính phủ trong tháng 9/2024.
Sẽ thêm đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền (Hình từ internet)
Theo nội dung Câu 9 (Phần 2: Đối tượng sử dụng hóa đơn điện tử) Cẩm nang về hóa đơn điện tử số 1 của Cục Thuế TPHCM có nêu: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có được đăng ký áp dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế không? Đối tượng nào được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh?
Trả lời: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ là HKD, CNKD quy mô lớn hoặc HKD, CNKD xác định được doanh thu khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ (HKD, CNKD nộp thuế theo phương pháp kê khai, thực hiện chế độ kế toán) sử dụng HĐĐT có mã của CQT khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ.
Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đáp ứng điều kiện phải sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế theo quy định nhưng cần có hóa đơn để giao cho khách hàng hoặc trường hợp doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cơ quan thuế chấp nhận cấp hóa đơn điện tử để giao cho khách hàng thì được cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử có mã theo từng lần phát sinh và phải khai thuế, nộp thuế trước khi cơ quan thuế cấp hóa đơn điện tử theo từng lần phát sinh.
Theo nội dung tại khoản 1 Điều 1 Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 123/2020/NĐ-CP có nội dung:
Hóa đơn điện tử có mã khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế (sau đây gọi là hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền) là hóa đơn được thể hiện ở dạng dữ liệu điện từ do tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ lập từ hệ thống tính tiền, dữ liệu được chuyển đến cơ quan thuế theo định dạng dữ liệu được quy định tại Điều 12 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và hướng dẫn của Tổng cục Thuế.
Máy tính tiền là hệ thống tính tiền bao gồm một thiết bị điện tử đồng bộ hoặc một hệ thống gồm nhiều thiết bị điện từ được kết hợp với nhau bằng giải pháp công nghệ thông tin có chức năng chung như: tính tiền, lưu trữ các giao dịch bán hàng, số liệu bán hàng.
Theo khoản 7, 8 Điều 3 Thông tư 40/2021/TT-BTC, “Phương pháp khoán” là phương pháp tính thuế theo tỷ lệ trên doanh thu khoán do cơ quan thuế xác định để tính mức thuế khoán theo quy định tại Điều 51 Luật Quản lý thuế 2019.
“Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán” là hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế toán, hóa đơn, chứng từ, trừ trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và cá nhân kinh doanh thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh.
Theo Điều 11 Nghị định 123/2020/NĐ-CP có quy định hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế đảm bảo nguyên tắc sau:
- Nhận biết được hóa đơn in từ máy tính tiền kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế;
- Không bắt buộc có chữ ký số;
- Khoản chi mua hàng hóa, dịch vụ sử dụng hóa đơn (hoặc sao chụp hóa đơn hoặc tra thông tin từ Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế về hóa đơn) được khởi tạo từ máy tính tiền được xác định là khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi xác định nghĩa vụ thuế.
Xem chi tiết TẠI ĐÂY