Hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân từ 15/11/2024

08/10/2024 18:45 PM

Bài viết sau có nội dung về xây dựng kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân từ 15/11/2024 được quy định trong Nghị định 118/2024/NĐ-CP.

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân mới nhất

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân từ 15/11/2024 (Hình từ Internet)

Ngày 30/9/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 118/2024/NĐ-CP hướng dẫn Luật Thi hành án hình sự 2019.

Hướng dẫn xây dựng kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân từ 15/11/2024

Theo quy định tại khoản 3 Điều 15 Nghị định 118/2024/NĐ-CP thì việc xây dựng kế hoạch dạy nghề, chương trình dạy nghề cho phạm nhân được thực hiện như sau:

- Căn cứ vào chỉ tiêu nguồn vốn, kế hoạch năm, trại giam xây dựng kế hoạch dạy nghề của đơn vị mình gửi về Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Công an (đối với các trại giam do Bộ Công an quản lý), Cơ quan quản lý thi hành án hình sự thuộc Bộ Quốc phòng (đối với các trại giam do Bộ Quốc phòng quản lý) để phê duyệt.

Nội dung kế hoạch dạy nghề bao gồm căn cứ pháp lý, ngành nghề đào tạo, số lớp, số lượng học viên là phạm nhân học nghề, địa điểm tổ chức, hình thức đào tạo, trình độ và dự kiến thời gian đào tạo, dự toán kinh phí dạy nghề, nguồn vốn cấp. Phạm nhân học nghề được đào tạo trình độ sơ cấp hoặc đào tạo thường xuyên;

- Chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp cho phạm nhân: Chương trình đào tạo tối thiểu là 300 giờ với 03 đơn vị học tập bao gồm kiến thức nghề, kỹ năng thực hành, thái độ với nghề được học, thời gian thực hiện từ 03 tháng đến dưới 01 năm.

Nội dung, cấu trúc của chương trình đào tạo trình độ sơ cấp phải đảm bảo tính khoa học, hệ thống, thực tiễn, sử dụng từ ngữ nhất quán, dễ hiểu và tương đương mục tiêu đào tạo trình độ sơ cấp theo quy định tại khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 4 Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014, phù hợp với khung trình độ, tiêu chuẩn kỹ năng nghề quốc gia;

Điều 4. Mục tiêu của giáo dục nghề nghiệp

1. Mục tiêu chung của giáo dục nghề nghiệp là nhằm đào tạo nhân lực trực tiếp cho sản xuất, kinh doanh và dịch vụ, có năng lực hành nghề tương ứng với trình độ đào tạo; có đạo đức, sức khỏe; có trách nhiệm nghề nghiệp; có khả năng sáng tạo, thích ứng với môi trường làm việc trong bối cảnh hội nhập quốc tế; bảo đảm nâng cao năng suất, chất lượng lao động; tạo điều kiện cho người học sau khi hoàn thành khóa học có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình độ cao hơn.

2. Mục tiêu cụ thể đối với từng trình độ của giáo dục nghề nghiệp được quy định như sau:

a) Đào tạo trình độ sơ cấp để người học có năng lực thực hiện được các công việc đơn giản của một nghề;

- Chương trình đào tạo nghề thường xuyên cho phạm nhân: Phạm nhân được học nghề theo hình thức truyền nghề, kèm cặp nghề, tập nghề, có thời gian thực học từ 100 giờ đến dưới 300 giờ và thời gian khóa học đến dưới 03 tháng. Chương trình đào tạo thường xuyên đảm bảo giúp người học có năng lực thực hiện được các công việc của nghề, tăng năng suất lao động, phạm nhân học xong tự thực hiện được công việc đơn giản, một hoặc một số phần công việc của một nghề, có hiểu biết về an toàn, vệ sinh lao động;

- Chương trình, nội dung đào tạo nghề được Hội đồng thẩm định chương trình đào tạo thẩm định và người đứng đầu cơ sở đào tạo phê duyệt và ban hành.

Xem thêm Nghị định 118/2024/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 15/11/2024, thay thế Nghị định 133/2020/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi hành án hình sự 2019

Chia sẻ bài viết lên facebook 54

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079