Hướng dẫn đánh giá kết quả thực hiện Tiểu dự án 3 Dự án 5 thuộc CTMTQG DTTS&MN giai đoạn 2021-2025 (Hình từ Internet)
Ngày 15/10/2024, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành Công văn 4998/BLĐTBXH-TCGDNN đánh giá kết quả thực hiện Tiểu dự án 3 Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, đề xuất nội dung, giải pháp giai đoạn 2026-2030.
Theo đó, tại Mục I Đề cương ban hành kèm theo Công văn 4998/BLĐTBXH-TCGDNN năm 2024 thì việc đánh giá kết quả thực hiện Tiểu dự án 3 Dự án 5 thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025 bao gồm:
(1) Đánh giá công tác quản lý, tổ chức thực hiện:
- Đánh giá công tác chỉ đạo, điều hành, điều phối, phối hợp, tổ chức thực hiện Tiểu dự án ở các cấp;
- Đánh giá việc xây dựng, ban hành và triển khai các cơ chế, chính sách, hướng dẫn thực hiện Tiểu dự án ở các cấp (mức độ đầy đủ, kịp thời, phù hợp điều kiện địa phương, trách nhiệm của các cơ quan trung ương, địa phương..
- Đánh giá cách thức tổ chức, quản lý thực hiện Tiểu dự án về: cơ chế phân cấp, phối hợp, hệ thống tổ chức, nhân lực, bộ máy, trang thiết bị, chế độ chính sách, nâng cao năng lực, truyền thông, thông tin, giám sát và đánh giá, lồng ghép giới/thúc đẩy bình đẳng giới...;
- Đánh giá công tác chấp hành chế độ thông tin báo cáo theo quy định tại Thông tư 01/2022/TT-UBDT;
- Đánh giá việc giải quyết kiến nghị, khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Tiểu dự án; việc thực hiện kết luận của các cơ quan có thẩm quyền.
(2) Đánh giá kết quả huy động, phân bổ và sử dụng nguồn lực thực hiện:
- Đánh giá về kết quả huy động, phân bổ và sử dụng các nguồn lực thực hiện: nguồn ngân sách trung ương, ngân sách địa phương (vốn đối ứng), vốn lồng ghép, vốn tín dụng, vốn huy động doanh nghiệp/tổ chức/cá nhân, vốn đóng góp của người dân và cộng đồng;
- Đánh giá về cơ chế, chính sách, giải pháp bố trí và phân bổ vốn, lồng ghép vốn thực hiện; công tác lập, giao kế hoạch hằng năm;
- Đánh giá về cơ chế quản lý tài chính, thanh quyết toán các hoạt động thuộc Tiểu dự án.
(3) Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu và chỉ tiêu chủ yếu
- Đánh giá kết quả thực hiện các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu của Tiểu dự án so với các mục tiêu, chỉ tiêu chủ yếu được cấp có thẩm quyền phê duyệt, thuộc phạm vi quản lý và trách nhiệm báo cáo của cơ quan báo cáo;
- Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu cụ thể, các kết quả, đầu ra chủ yếu của các nội dung hoạt động của Tiểu dự án thuộc phạm vi quản lý của cơ quan báo cáo;
- Đánh giá các nội dung liên quan đến đối tượng, địa bàn, cơ chế, quy trình thực hiện, định mức... của từng nội dung, hoạt động cụ thể của tiểu dự án;
- Đánh giá các điển hình tiên tiến, mô hình hiệu quả, cách làm hay trong thực hiện Tiểu dự án.
(4) Đánh giá tác động và hiệu quả đầu tư của Tiểu dự án:
- Đánh giá tác động kinh tế - xã hội của Tiểu dự án;
- Đánh giá tác động về môi trường, sinh thái của Tiểu dự án;
- Đánh giá hiệu quả đầu tư, tính bền vững của Tiểu dự án;
- Đánh giá tác động đến các nhóm đối tượng thụ hưởng: người nghèo, cận nghèo, người dân tộc thiểu số, phụ nữ và trẻ em, các nhóm khó khăn đặc thù, dễ tổn thương, nhóm dân tộc thiểu số rất ít người, nhóm dân tộc còn gặp nhiều khó khăn, dân tộc có khó khăn đặc thù...;
- Đánh giá về công tác lồng ghép giới, thực hiện bình đẳng giới trong Tiểu dự án;
- Đánh giá về sự tham gia của người dân, các đối tượng hưởng lợi;
- Đánh giá sự hài lòng của người dân, các đối tượng hưởng lợi đối với Tiểu dự án.
(5) Đánh giá chung
- Kết quả nổi bật đã đạt được
- Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân
- Bài học kinh nghiệm
+ Bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo, điều hành, và quản lý Tiểu dự án;
+ Bài học kinh nghiệm rút ra trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động của Tiểu dự án.
Lưu ý: Quy trình thực hiện đánh giá thực hiện theo Điều 5 Thông tư 01/2022/TT-UBDT
Xem thêm Công văn 4998/BLĐTBXH-TCGDNN ban hành ngày f15/10/2024.