Trình tự kiểm tra vệ sinh thú y từ ngày 06/01/2025 (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT ngày 20/11/2024 sửa đổi Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT quy định về kiểm soát giết mổ và kiểm tra vệ sinh thú y.
Theo khoản 6 Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT) quy định trình tự thực hiện kiểm tra vệ sinh thú y như sau:
- Hằng năm, cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT) căn cứ danh sách cơ sở thuộc thẩm quyền quản lý để xây dựng kế hoạch kiểm tra; lập dự toán kinh phí trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; thành lập đoàn kiểm tra; thông báo kế hoạch, thời gian, nội dung, phương pháp kiểm tra đến các cơ sở được kiểm tra;
- Tổ chức kiểm tra
Đoàn kiểm tra tổ chức thực hiện kiểm tra tại cơ sở, thu thập thông tin mô tả tóm tắt về cơ sở theo Mẫu 02 Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT;
Tiến hành đánh giá theo quy định tại khoản 3, khoản 4 Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT), ghi đầy đủ mức đánh giá đối với từng chỉ tiêu vào ô tương ứng của Biên bản kiểm tra theo mẫu tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT, cụ thể như sau:
Mẫu 07a: Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở giết mổ động vật tập trung; Mẫu 07b: Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở xét nghiệm, chẩn đoán bệnh động vật; cơ sở phẫu thuật động vật; Mẫu 07c: Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở sản xuất nguyên liệu thức ăn chăn nuôi có nguồn gốc động vật và các sản phẩm động vật khác không sử dụng làm thực phẩm; cơ sở sơ chế, chế biến động vật, sản phẩm động vật để kinh doanh; Mẫu 07d: Biên bản kiểm tra vệ sinh thú y đối với cơ sở kinh doanh sản phẩm động vật.
Tải về Mẫu 07a, b, c, d |
+ Lấy mẫu: Trường hợp nghi ngờ chỉ tiêu kiểm tra không bảo đảm vệ sinh thú y thì phải lấy mẫu và tham chiếu quy định tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tương ứng để đánh giá.
Tổ chức, cá nhân được quyền khiếu nại trong trường hợp không đồng ý về kết quả xét nghiệm lần đầu và được phép lấy mẫu lại hoặc sử dụng mẫu lưu để xét nghiệm lại. Trường hợp kết quả xét nghiệm sai lệch, chi phí xét nghiệm lại do bên xét nghiệm tự chi trả.
+ Lập Biên bản, ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y
++ Đối với cơ sở không phải lấy mẫu: Trưởng đoàn kiểm tra gửi Biên bản kiểm tra đến Thủ trưởng cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT); căn cứ Biên bản kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y theo Mẫu 07e quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT. Việc gửi Biên bản kiểm tra và ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y hoàn thành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
Mẫu 07e |
++ Đối với cơ sở phải lấy mẫu: Trưởng đoàn kiểm tra gửi Biên bản kiểm tra đến Thủ trưởng cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT); căn cứ Biên bản kiểm tra và kết quả xét nghiệm mẫu, Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y theo Mẫu 07e quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT. Việc gửi Biên bản kiểm tra và ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y hoàn thành trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày kết thúc kiểm tra.
++ Đối với cơ sở đang hoạt động, trong quá trình kiểm tra phát hiện có hành vi vi phạm hành chính về vệ sinh thú y, đoàn kiểm tra lập biên bản kiểm tra và biên bản làm việc; xử lý theo thẩm quyền hoặc chuyển cơ quan có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
+ Việc kiểm tra định kỳ thực hiện theo trình tự quy định tại điểm a, điểm b, điểm c và điểm d khoản 6 Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT); kiểm tra lần đầu và kiểm tra đột xuất thực hiện theo trình tự quy định tại điểm b, điểm c và điểm d khoản 6 Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT);
+ Đối với cơ sở xếp loại “KHÔNG ĐẠT”, phải khắc phục: Sau khi nhận được báo cáo khắc phục của cơ sở, đoàn kiểm tra xem xét, đánh giá nội dung khắc phục. Nếu nội dung khắc phục đạt yêu cầu, Trưởng đoàn kiểm tra gửi Biên bản kiểm tra (kèm Báo cáo khắc phục của cơ sở) đến Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra quy định tại khoản 1 khoản 6 Điều 37 Thông tư 09/2016/TT-BNNPTNT (sửa đổi tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT), Thủ trưởng cơ quan kiểm tra ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y theo Mẫu 07e quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT.
Việc gửi Biên bản kiểm tra và ban hành Kết luận kết quả kiểm tra vệ sinh thú y hoàn thành trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Báo cáo khắc phục đạt yêu cầu.
Trong trường hợp nội dung báo cáo khắc phục không đạt yêu cầu, đoàn kiểm tra đến cơ sở để kiểm tra nội dung khắc phục. Trình tự thực hiện kiểm tra nội dung khắc phục thực hiện theo trình tự kiểm tra đột xuất.
Xem thêm tại Thông tư 15/2024/TT-BNNPTNT có hiệu lực thi hành kể từ ngày 06/01/2025.