Đã có dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) (dự thảo lần 2) (Hình từ Internet)
Ngày 27/3/2025, Bộ Tài chính đang dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
![]() |
dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) |
Theo đó, tại dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi) thì Bộ Tài chính đã đề xuất sửa đổi các nguyên tắc áp dụng trong quản lý ngân sách nhà nước như sau:
- Ngân sách nhà nước được quản lý thống nhất, tập trung dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, công khai, minh bạch, công bằng; có phân công, phân cấp quản lý; gắn quyền hạn với trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước các cấp.
- Toàn bộ các khoản thu, chi ngân sách phải được dự toán, tổng hợp đầy đủ vào ngân sách nhà nước.
- Các khoản thu ngân sách thực hiện theo quy định của các luật về thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác thuộc ngân sách theo quy định của pháp luật.
- Các khoản chi ngân sách chỉ được thực hiện khi có dự toán được cấp có thẩm quyền giao và phải bảo đảm đúng chế độ, tiêu chuẩn, định mức chỉ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định; trừ các khoản chi từ nguồn viện trợ không hoàn lại thực hiện theo quy định của Chính phủ. Trường hợp phát sinh nhiệm vụ chi chưa được dự toán hoặc dự toán bố trí chưa đủ thì báo cáo cấp có thẩm quyền bổ sung dự toán cho phép thực hiện theo quy định tại Điều 50 dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi).
- Bảo đảm ưu tiên bố trí ngân sách để thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước trong từng thời kỳ về phát triển kinh tế; phát triển giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; giảm nghèo bền vững; phát triển nông nghiệp, nông thôn, y tế; chính sách dân tộc; thực hiện mục tiêu bình đẳng giới và những chính sách quan trọng khác.
- Bố trí ngân sách để thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh, đối ngoại, kinh phí hoạt động của bộ máy nhà nước; các nghĩa vụ của nhà nước trong các cam kết quốc tế, cam kết với các nhà đầu tư.
- Ngân sách nhà nước bảo đảm cân đối kinh phí hoạt động của tổ chức chính trị và các tổ chức chính trị - xã hội.
- Kinh phí hoạt động của các tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp được thực hiện theo nguyên tắc tự bảo đảm; ngân sách nhà nước chỉ hỗ trợ cho các nhiệm vụ Nhà nước giao theo quy định của Chính phủ.
- Bảo đảm chi trả các khoản nợ lãi đến hạn thuộc nhiệm vụ chỉ của ngân sách nhà nước.
- Việc quyết định đầu tư và chi đầu tư chương trình, nhiệm vụ, dự án có sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải phù hợp với Luật Đầu tư công 2024 và quy định của pháp luật có liên quan. Đối với chương trình, nhiệm vụ, dự án ngoài kế hoạch đầu tư công trung hạn phân bổ vốn từ nguồn tăng thu, số dự toán chỉ còn lại và nguồn dự phòng ngân sách nhà nước hằng năm thực hiện theo quy định tại Điều 10 và Điều 59 dự thảo Luật Ngân sách nhà nước (sửa đổi). Chính phủ quy định trình tự, thủ tục đầu tư, thực hiện chương trình, nhiệm vụ, dự án bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả, đúng mục đích.
- Các nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước được bố trí từ hai nguồn (chi đầu tư công và chỉ thường xuyên): Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng; chi phí chuẩn bị, phê duyệt dự án đầu tư công sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài; lập, thẩm định, phê duyệt báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư; lập, thẩm định, quyết định đầu tư dự án; mua sắm, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp tài sản, trang thiết bị; cho thuê hàng hóa, dịch vụ; sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mở rộng, xây dựng mới hạng mục công trình trong các dự án đã đầu tư xây dựng và các nhiệm vụ cần thiết khác.
- Ngân sách nhà nước hỗ trợ vốn điều lệ cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách theo quy định của pháp luật; bố trí kinh phí cho các quỹ thực hiện nhiệm vụ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số theo quy định của pháp luật chuyên ngành, phù hợp với khả năng của ngân sách nhà nước.