Cách tính hưởng chính sách đối với người lao động thôi việc trong tổ chức cơ yếu (Hình từ Internet)
Căn cứ Điều 6a Thông tư 01/2025/TT-BNV được bổ sung bởi Thông tư 002/2025/TT-BNV (sau đây gọi là Thông tư 01), cách tính hưởng chính sách đối với người lao động thôi việc trong tổ chức cơ yếu
Người lao động và viên chức thôi việc trong tổ chức cơ yếu được hưởng chính sách nghỉ hưu trước tuổi và chính sách thôi việc như cách tính hưởng quy định tại Điều 6 Thông tư 01 như sau:
Theo Điều 6 Thông tư 01, cách tính hưởng chính sách thôi việc đối với viên chức và người lao động trong tổ chức cơ yếu như sau:
Viên chức và người lao động thôi việc trong tổ chức cơ yếu được cơ quan có thẩm quyền cho nghỉ thôi việc thì được bảo lưu thời gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc hưởng bảo hiểm xã hội một lần theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội quy định tại khoản 3 Điều 10 Nghị định 178/2024/NĐ-CP; đồng thời được hưởng 03 chính sách quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 4 Điều 10 Nghị định 178/2024/NĐ-CP như sau:
(1) Trợ cấp thôi việc:
Đối với người nghỉ thôi việc trong thời hạn 12 tháng đầu tiên:
Mức trợ cấp |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01 |
x 0,8 x |
Thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP |
Đối với người nghỉ thôi việc từ tháng thứ 13 trở đi:
Mức trợ cấp |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01 |
x 0,4 x |
Thời gian để tính trợ cấp thôi việc quy định tại khoản 2 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP |
(2) Trợ cấp 1,5 tháng tiền lương hiện hưởng cho mỗi năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc:
Mức trợ cấp |
= |
Tiền lương tháng hiện hưởng quy định tại khoản 2 Điều 3 Thông tư 01 |
x 1,5 x |
Số năm công tác có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc quy định tại khoản 3 Điều 5 Nghị định 178/2024/NĐ-CP |
(3) Được hưởng chính sách bảo hiểm thất nghiệp theo hướng dẫn tại Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH ngày 31 tháng 7 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội hướng dẫn thực hiện Điều 52 Luật Việc làm và một số điều của Nghị định 28/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Việc làm về bảo hiểm thất nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư 15/2023/TT-BLĐTBXH ngày 29 tháng 12 năm 2023).
Theo Điều 3 Luật Cơ yếu 2011, Hoạt động cơ yếu là hoạt động cơ mật đặc biệt, thuộc lĩnh vực an ninh quốc gia, sử dụng nghiệp vụ mật mã, kỹ thuật mật mã và các giải pháp có liên quan để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước, do lực lượng chuyên trách đảm nhiệm.
Cũng theo Điều 22 Luật Cơ yếu 2011 tổ chức của lực lượng cơ yếu bao gồm:
(1) Ban Cơ yếu Chính phủ.
(2) Cơ yếu các bộ, ngành bao gồm:
- Hệ thống tổ chức cơ yếu Quân đội nhân dân;
- Hệ thống tổ chức cơ yếu Công an nhân dân;
- Hệ thống tổ chức cơ yếu Ngoại giao;
- Hệ thống tổ chức cơ yếu trong cơ quan của Đảng, cơ quan khác của Nhà nước ở trung ương và địa phương.
(3) Tổ chức cơ yếu thuộc cơ yếu các bộ, ngành quy định tại khoản 2 Điều này là đầu mối độc lập đặt dưới sự lãnh đạo của cơ quan có thẩm quyền của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự chỉ đạo của người đứng đầu cơ quan, tổ chức sử dụng cơ yếu và sự quản lý về hoạt động chuyên môn, nghiệp vụ của tổ chức cơ yếu cấp trên.
(4) Chính phủ quy định việc thành lập, giải thể các tổ chức cơ yếu và cơ cấu tổ chức của Ban Cơ yếu Chính phủ.
Trên đây là nội dung cách tính hưởng chính sách đối với người lao động thôi việc trong tổ chức cơ yếu.
Lê Quang Nhật Minh