Nghị quyết sắp xếp đơn vị hành chính được thông qua vào ngày 14/4/2025 (dự kiến) (Hình từ internet)
Đây là nội dung tại Phiên họp thứ 44 (tháng 04/2025) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội dự kiến sẽ diễn ra 2 đợt: đợt 1 trong 04 ngày, từ ngày 14-17/4/2025 (dự phòng: từ ngày 18 - 21/4/2025); đợt 2 trong 4,5 ngày: ngày 23 - sáng ngày 28/4/2025 (dự phòng: chiều 28/4 - 29/4/2025).
Tại phiên họp này Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ xem xét, thông qua Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc sắp xếp đơn vị hành chính, thay thế Nghị quyết 35/2023/UBTVQH15 về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023-2030 vào ngày 14/4/2025.
Ngày 26/3/2025, Bộ Nội vụ đang lấy ý kiến về dự thảo Nghị quyết về việc sắp xếp đơn vị hành chính của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
![]() |
dự thảo Nghị quyết |
Đơn cử, dự thảo Nghị quyết đề xuất đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp như sau:
- Sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh quy định tại Nghị quyết này là việc sáp nhập các đơn vị hành chính cấp tỉnh theo định hướng phương án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt để giảm số lượng, tăng quy mô đơn vị hành chính, mở rộng không gian phát triển, phát huy tối đa tiềm năng lợi thế của các địa phương
- Tiêu chí xác định đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp gồm:
+ Tiêu chỉ về Diện tích tự nhiên và Quy mô dân số: Thực hiện sắp xếp đối với đơn vị hành chính cấp tỉnh có diện tích tự nhiên hoặc quy mô dân số dưới 100% tiêu chuẩn của đơn vị hành chính tương ứng quy định tại Nghị quyết 1211/2016/UBTVQH13 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết 27/2022/UBTVQH15.
+ Tiêu chí về lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc: Đơn vị hành chính cấp tinh có yếu tố lịch sử, truyền thống, văn hoá, dân tộc tương đồng, bảo đảm khối đoàn kết gắn bó của cộng đồng dân cư; giữ gìn và phát huy văn hóa, lịch sử, dân tộc của mỗi địa phương.
+ Tiêu chí về địa kinh tế: Đơn vị hành chính cấp tinh có vị trí địa lý liền kẻ, điều kiện tự nhiên, hạ tầng giao thông, sự phân bố và tổ chức các không gian kinh tế, quy mô và trình độ phát triển kinh tế phù hợp nhằm bảo đảm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế của mỗi địa phương, hỗ trợ lẫn nhau để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội chung của ĐVHC sau sắp xếp.
+ Tiêu chí về địa chính trị: Cân nhắc kỹ các yếu tố về trình độ, năng lực quản lý của cấp ủy, chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số, việc ứng dụng công nghệ thông tin của chính quyền địa phương và người dân.
+ Tiêu chí về quốc phòng, an ninh: Việc sắp xếp ĐVHC cấp tỉnh phải bảo đảm quốc phòng, an ninh, đặc biệt xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc tại các địa bàn trọng yếu, khu vực đảo, quần đảo và vùng biên giới.
Các trường hợp không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính bao gồm:
- Đơn vị hành chính có vị trí biệt lập và khó tổ chức giao thông kết nối thuận lợi với các đơn vị hành chính liền kề.
- Đơn vị hành chính có vị trí đặc biệt quan trọng nếu thực hiện sắp xếp sẽ ảnh hưởng đến quốc phòng an ninh và việc bảo vệ chủ quyền quốc gia.