Tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 (Nghị quyết 77 /NQ-CP)

16/04/2025 16:29 PM

Dưới đây là một số nội dung nổi bật về tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 của Việt Nam theo Nghị quyết 77 /NQ-CP của Chính phủ.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và quý I năm 2025

Tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 (Hình từ internet)

Ngày 10/4/2025, Chính phủ ban hành Nghị quyết 77/NQ-CP về phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 3/2025 và Hội nghị trực tuyến Chính phủ với địa phương.

Tình hình kinh tế xã hội tháng 3 và quý I năm 2025

Theo nội dung tại Nghị quyết 77/NQ-CP năm 2025, Chính phủ đã nêu những kết quả nổi bật về tình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025, cụ thể:

* Một số kết quả nổi bật

Chính phủ thống nhất đánh giá: Trong tháng 3 và quý I năm 2025, tình hình thế giới tiếp tục diễn biến nhanh, rất phức tạp, khó lường; cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ngày càng gay gắt hơn; chính sách thuế quan của Hoa Kỳ và phản ứng của một số quốc gia làm gia tăng nguy cơ “chiến tranh thương mại toàn cầu”, suy giảm triển vọng tăng trưởng kinh tế thế giới.

Tuy vậy, tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025 vẫn đạt nhiều kết quả quan trọng, tích cực, tốt hơn tháng trước và tốt hơn cùng kỳ năm trước; quyết tâm phấn đấu hoàn thành ở mức cao nhất các mục tiêu, chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2025.

Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định, lạm phát được kiểm soát, tăng trưởng được thúc đẩy, các cân đối lớn của nền kinh tế được bảo đảm. Tổng sản phẩm trong nước (GDP) quý I tăng 6,93% so với cùng kỳ năm trước, vượt kịch bản đề ra tại Nghị quyết 01/NQ-CP, là mức tăng cao nhất từ năm 2020 đến nay và tiếp tục trong nhóm các nền kinh tế tăng trưởng cao nhất thế giới;

Có 26 địa phương đạt và vượt kịch bản tăng trưởng GRDP, các địa phương đạt tốc độ tăng trưởng từ xấp xỉ hai con số trở lên như: Bắc Giang, Hòa Bình, Nam Định, Đà Nẵng, Lai Châu, Hải Phòng, Hải Dương, Quảng Ninh, Hà Nam, Huế, Tuyên Quang, Yên Bái...

Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) bình quân quý I tăng 3,22% so với cùng kỳ. Thị trường tiền tệ cơ bản ổn định; mặt bằng lãi suất duy trì ở mức thấp, nhu cầu ngoại tệ trong nước được đáp ứng, bảo đảm an toàn hệ thống ngân hàng. Thu ngân sách nhà nước quý I đạt 36,7% dự toán năm, tăng 29,3% so với cùng kỳ. Nợ công, nợ Chính phủ, nợ nước ngoài quốc gia được kiểm soát tốt.

Kim ngạch xuất nhập khẩu, xuất khẩu, nhập khẩu quý I lần lượt tăng 13,7%, 10,6%, 17% so với cùng kỳ; xuất siêu ước đạt 3,16 tỷ đô la Mỹ (USD). Trong quý I, giải ngân vốn đầu tư công đạt 9,53% kế hoạch; tổng vốn đầu tư thực hiện toàn xã hội tăng 8,3%, cao hơn 2,8% so với cùng kỳ năm 2024. Các ngành, lĩnh vực chủ yếu của nền kinh tế duy trì đã tăng trưởng tích cực.

Du lịch tiếp tục là điểm sáng, khách quốc tế đến Việt Nam trong tháng 3 đạt hơn 2,05 triệu lượt người, tăng 28,5% so với cùng kỳ năm trước; tính chung quý I có hơn 6 triệu lượt người, tăng 29,6% so với cùng kỳ năm trước.

Trong quý, có gần 73 nghìn doanh nghiệp thành lập mới và quay trở lại hoạt động, tăng 18,6% so với cùng kỳ. Tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đăng ký đạt gần 11 tỷ USD, tăng 34,7% so với cùng kỳ, vốn FDI thực hiện đạt gần 5 tỷ USD, tăng 7,2%. Nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục đánh giá tích cực kết quả công tác chỉ đạo, điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và có các dự báo lạc quan về tăng trưởng kinh tế của nước ta.

Các chương trình tín dụng chính sách xã hội đã hỗ trợ vay vốn cho trên 530 nghìn đối tượng, tạo việc làm cho gần 180 nghìn lao động. Phong trào xóa nhà tạm, nhà dột nát tiếp tục được triển khai mạnh mẽ; đến nay, cả nước đã hỗ trợ xóa trên 189 nghìn căn nhà tạm, nhà dột nát, trong đó khánh thành 92,2 nghìn căn nhà, khởi công mới gần 97 nghìn căn nhà.

Chỉ số hạnh phúc của Việt Nam năm 2025 tăng 8 bậc, xếp thứ 46 thế giới và thứ 2 trong khu vực Đông Nam Á.

Các lĩnh vực văn hóa, xã hội, thông tin, truyền thông tiếp tục được đẩy mạnh; nhiều chương trình văn hóa, nghệ thuật được tổ chức để chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước gắn với thúc đẩy du lịch; các hoạt động kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước được tích cực chuẩn bị.

* Một số tồn tại, hạn chế

Bên cạnh những kết quả đạt được là cơ bản, nước ta còn gặp nhiều khó khăn, thách thức. Kinh tế vĩ mô cơ bản ổn định nhưng vẫn tiềm ẩn rủi ro, mục tiêu tăng trưởng năm 2025 và thời gian tới gặp thách thức lớn, nhất là do ảnh hưởng chính sách thuế quan của Hoa Kỳ. Các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, xuất khẩu, thu hút FDI, đầu tư tư nhân, tiêu dùng, lao động việc làm trong nước gặp khó khăn.

Mặt bằng lãi suất cho vay đã giảm nhưng sức cầu của nền kinh tế còn yếu; số doanh nghiệp rút lui khỏi thị trường còn cao. Tỷ lệ giải ngân đầu tư công thấp hơn cùng kỳ.

Các thị trường tài chính, tiền tệ còn nhiều khó khăn, áp lực, làm ảnh hưởng đến hiệu quả cung ứng vốn cho nền kinh tế. Khó khăn, vướng mắc trên thị trường bất động sản từng bước được xử lý nhưng còn chậm.

.Đời sống của một bộ phận người dân còn khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số, biên giới, hải đảo. Tình hình an ninh, trật tự an toàn xã hội, tội phạm trên một số địa bàn, tội phạm công nghệ cao, lừa đảo qua mạng tiềm ẩn yếu tố phức tạp.

Trên đây là nội dung về “Tình hình kinh tế - xã hội tháng 3 và quý I năm 2025”. Xem thêm nội dung chi tiết tại Nghị quyết 77/NQ-CP ngày 10/04/2025.

Tăng trưởng GRDP quý I năm 2025 của 63 tỉnh, thành phố

STT

Tên tỉnh, thành phố

Tăng trưởng GRDP

(Quý I năm 2025)

ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG

1

TP. Hà Nội

7,35

2

Vĩnh Phúc

8,75

3

Bắc Ninh

9,05

4

Quảng Ninh

10,91

5

Hải Dương

10,87

6

Hải Phòng

11,07

7

Hưng Yên

8,96

8

Thái Bình

9,04

9

Hà Nam

10,54

10

Nam Định

11,86

11

Ninh Bình

9,06

TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI PHÍA BẮC

12

Hà Giang

6,02

13

Cao Bằng

6,01

14

Bắc Kạn

7,94

15

Tuyên Quang

9,70

16

Lào Cai

5,56

17

Yên Bái

9,58

18

Thái Nguyên

4,02

19

Lạng Sơn

8,27

20

Bắc Giang

13,82

21

Phú Thọ

8,55

22

Điện Biên

7,52

23

Lai Châu

11,32

24

Sơn La

7,36

25

Hoà Bình

12,76

BẮC TRUNG BỘ VÀ DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

26

Thanh Hóa

7,57

27

Nghệ An

8,00

28

Hà Tĩnh

6,50

29

Quảng Bình

7,85

30

Quảng Trị

6,72

31

TP. Huế

9,90

32

TP. Đà Nẵng

11,36

33

Quảng Nam

4,05

34

Quảng Ngãi

8,07

35

Bình Định

7,51

36

Phú Yên

7,20

37

Khánh Hoà

6,72

38

Ninh Thuận

8,57

39

Bình Thuận

6,76

TÂY NGUYÊN

40

Kon Tum

8,19

41

Gia Lai

3,61

42

Đắk Lắk

6,50

43

Đắk Nông

7,70

44

Lâm Đồng

4,68

ĐÔNG NAM BỘ

45

Bình Phước

7,95

46

Tây Ninh

8,49

47

Bình Dương

7,5

48

Đồng Nai

6,84

49

Bà Rịa - Vũng Tàu

- 2,55

50

TP. Hồ Chí Minh

7,51

ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

51

Long An

7,20

52

Tiền Giang

6,30

53

Bến Tre

7,46

54

Trà Vinh

8,75

55

Vĩnh Long

8,10

56

Đồng Tháp

6,28

57

An Giang

7,12

58

Kiên Giang

7,00

59

Cần Thơ

7,15

60

Hậu Giang

9,57

61

Sóc Trăng

4,60

62

Bạc Liêu

6,39

63

Cà Mau

5,36

Số liệu được tổng hợp từ Chi cục Thống kê cấp tỉnh, UBND các tỉnh, thành phố

Chia sẻ bài viết lên facebook 27

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079