Hướng dẫn nhận biết vi phạm trong quảng cáo

23/04/2025 13:20 PM

Đã có Công văn 790 hướng dẫn người dân nhận biết các hành vi vi phạm trong quảng cáo theo quy định pháp luật.

Hướng dẫn nhận biết vi phạm trong quảng cáo (Hình ảnh từ Internet)

Ngày 18/4/2025, Cục An toàn thực phẩm ban hành Công văn 790/ATTP-SP tăng cường kiểm tra, hậu kiểm thực phẩm giả, kém chất lượng.

Công văn 790/ATTP-SP

Hướng dẫn nhận biết vi phạm trong quảng cáo

Cụ thể, tại Công văn 790/ATTP-SP năm 2025 yêu cầu Chủ động phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương tăng cường công tác tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng để hướng dẫn người dân trên địa bàn tránh mua phải thực phẩm bảo vệ sức khỏe giả, thực phẩm bảo vệ sức khỏe chưa được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, thực phẩm bảo vệ sức khỏe kém chất lượng trong đó tập trung vào các nội dung sau:

- Thực phẩm bảo vệ sức khỏe là những sản phẩm được dùng để bổ sung thêm vào chế độ ăn uống hàng ngày nhằm duy trì, tăng cường, cải thiện các chức năng của cơ thể con người, giảm nguy cơ mắc bệnh. Thực phẩm bảo vệ sức khỏe không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh. Trong trường hợp có bệnh, người dân cần đến cơ sở y tế để khám và được điều trị kịp thời.

- Thực phẩm bảo vệ sức khoẻ phải được Cục An toàn thực phẩm cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm mới được lưu thông trên thị trường. Tất cả thông tin về các các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe được cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và được cấp Giấy xác nhận nội dung quảng cáo được công khai trên trang https://vfa.gov.vn/https://dichvucong.moh.gov.vn/. Người dân có thể tra cứu trước khi quyết định chọn mua sản phẩm. 

- Kiểm tra kỹ thông tin sản phẩm, trên nhãn sản phẩm hoặc nhãn phụ (đối với sản phẩm nhập khẩu) đảm bảo có đầy đủ các thông tin:

+ Tên sản phẩm;

+ Ngày sản xuất, hạn sử dụng;

+ Thành phần, thành phần định lượng;

+ Định lượng;

+ Hướng dẫn sử dụng, hướng dẫn bảo quản: Công dụng, đối tượng sử dụng, cách dùng;

+ Khuyến cáo về nguy cơ (nếu có);

+ Ghi cụm từ: “Thực phẩm bảo vệ sức khỏe”;

+ Ghi cụm từ: “Thực phẩm này không phải là thuốc, không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh”.

+ Số tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm, số xác nhận nội dung quảng cáo (nếu có).

+ Tên, địa chỉ của thương nhân chịu trách nhiệm và cơ sở sản xuất sản phẩm.

- Hướng dẫn người tiêu dùng: khi xem quảng cáo trên mạng xã hội cần lưu ý phân biệt các dấu hiệu vi phạm trong quảng cáo.

Ví dụ: Uống thực phẩm bảo vệ sức khỏe sau đó sẽ khỏi bệnh; hoặc có hình ảnh bác sỹ, nhân viên y tế giới thiệu về sản phẩm, không có dòng chữ “Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh” là những nội dung quảng cáo vi phạm. 

Các lưu ý dấu hiệu phân biệt vi phạm quảng cáo thực phẩm đã được Cục An toàn thực phẩm hướng dẫn trên trang thông tin điện tử của Cục An toàn thực phẩm (https://vfa.gov.vn/upload/files/D%E1%BB%B1%20th%E1%BA%A3o%20N %C4%9015/ds%20hs%20c%C3%B4ng%20b%E1%BB%91/file%20ti%E1%BA%B ng%20THD%202025/VideoCanhBaoThucPHamre05%20(1).mp4).

Như vậy, đối với các hành vi vi phạm trong quảng cáo thường có một số dấu hiệu trên, theo đó khi mua, người tiêu dùng nên kiểm tra thông tin sản phẩm cẩn thận qua trang https://vfa.gov.vn/https://dichvucong.moh.gov.vn/ để lựa chọn sản phẩm phù hợp với nhu cầu, tránh những sản phẩm kém chất lượng.

Theo Mục IV Thông tư liên tịch 10/2000/TTLT-BTM-BTC-BCA-BKHCNMT thì hàng hóa được xem là kém chất lượng khi có một trong các dấu hiệu sau đây:

- Hàng hoá có giá trị sử dụng, công dụng nhưng các chỉ tiêu, thành phần cấu tạo về chất lượng chưa đầy đủ như công bố trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo, tiếp thị nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường

- Hàng hoá có một trong các chỉ tiêu chất lượng thuộc danh mục bắt buộc áp dụng thấp hơn mức chất lượng tối thiểu đã công bố, nhưng không gây hại đến sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

- Hàng hoá có chất lượng thực tế thấp hơn mức ghi trên nhãn hàng hoá hoặc quảng cáo công bố nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khỏe người, động vật, thực vật

- Hàng hoá cũ tân trang, sửa chữa lại rồi giả mạo hàng mới để lừa dối khách hàng, bán theo đơn giá của hàng mới.

- Hàng hoá đã bị đưa thêm tạp chất hoặc các nguyên liệu khác làm thay đổi định lượng của hàng hoá, nhưng không gây hại đối với sản xuất, sức khoẻ người, động vật, thực vật hoặc môi sinh, môi trường.

Xem thêm Công văn 790/ATTP-SP ban hành ngày 18/4/2025.

Chia sẻ bài viết lên facebook 27

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079