Chiến lược quốc gia về phòng chống lãng phí đến năm 2035 (Hình từ Internet)
Ngày 22/04/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 806/QĐ-TTg về Chiến lược quốc gia về phòng, chống lãng phí đến năm 2035.
Bước vào giai đoạn phát triển mới, đứng trước cơ hội lịch sử để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, công tác phòng, chống lãng phí cần được triển khai quyết liệt, đồng bộ với những giải pháp hữu hiệu, tạo sự lan tỏa mạnh mẽ, trở thành tự nguyện, tự giác của mỗi cán bộ, đảng viên và người dân, văn hóa ứng xử trong thời đại mới. Kế thừa những thành tựu đã đạt được và tiếp tục nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống lãng phí đáp ứng yêu cầu của giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035.
Theo đó, Thủ tướng Chính phủ đã đề ra các nhiệm vụ và giải pháp về chiến lược quốc gia về phòng chống lãng phí đến năm 2035 như sau:
- Hoàn thiện chính sách, pháp luật trên các lĩnh vực quản lý kinh tế - xã hội và phòng, chống lãng phí
- Tập trung xây dựng, tinh gọn bộ máy và xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức hiệu lực, hiệu quả
- Quản lý, sử dụng tài nguyên, nhân lực, vật lực, tài lực hiệu quả, tăng cường tính bền vững; nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng
- Đẩy mạnh cải cách hành chính, tập trung cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ của người dân, doanh nghiệp
- Tập trung giải quyết dứt điểm tồn tại kéo dài đối với các dự án quan trọng quốc gia, dự án trọng điểm, dự án hiệu quả thấp, tồn đọng, kéo dài gây thất thoát, lãng phí lớn; các ngân hàng thương mại yếu kém
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, thanh tra, kiểm toán, điều tra, xử lý các vụ việc lãng phí
- Nâng cao nhận thức, phát huy vai trò và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể và Nhân dân trong phòng, chống lãng phí
- Tăng cường năng lực cho các cán bộ, công chức thực hiện công tác phòng, chống lãng phí
Theo đó, chiến lược quốc gia phòng, chống lãng phí đến năm 2035 được thực hiện theo hai giai đoạn:
- Giai đoạn thứ nhất (từ năm 2025 đến năm 2030)
+ Trong giai đoạn này tổ chức thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó tập trung nghiên cứu, rà soát, sửa đổi, bổ sung khắc phục bất cập của hệ thống pháp luật để đề xuất các nhiệm vụ cụ thể trong chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội Khóa XV, Khóa XVI; chú trọng nâng cao năng lực, hiệu quả trong phòng ngừa, phát hiện, xử lý các hành vi lãng phí;
+ Hoàn thành các nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2025 - 2030 (có Kế hoạch kèm theo) và sơ kết việc thực hiện vào năm 2030.
- Giai đoạn thứ 2 (từ năm 2031 đến năm 2035)
+ Phát huy những kết quả đã đạt được trong giai đoạn thứ nhất. Trên cơ sở sơ kết, căn cứ yêu cầu của công tác phòng, chống lãng phí và tình hình thực tiễn xây dựng Kế hoạch cụ thể để thực hiện Chiến lược giai đoạn 2031 - 2035 và đẩy mạnh thực hiện toàn diện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp nhằm hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược.
+ Tổng kết việc thực hiện Chiến lược vào năm 2036.
Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 806/QĐ-TTg ban hành ngày 22/04/2025.
Nguyễn Thị Mỹ Quyền