Không bắt buộc phải lấy ý kiến nhân dân khi sáp nhập đơn vị hành chính (đề xuất) (Hình từ Internet)
Ngày 06/05/2025, Quốc hội đã công bố toàn văn Dự thảo Nghị quyết sửa đổi bổ sung một số điều của Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2013.
![]() |
dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013 |
Cụ thể, tại dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013 thì Quốc hội đã đề xuất sửa đổi quy định về việc lấy ý kiến nhân dân khi sáp nhập đơn vị hành chính theo quy định tại khoản 4 Điều 1 dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013 như sau:
Việc xác định các loại đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính do Quốc hội quy định
Còn theo quy định định hiện hành thì việc lấy ý kiến nhân dân khi sáp nhập đơn vị hành chính được quy định tại khoản 3 Điều 110 Hiến pháp 2013 như sau:
Việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải lấy ý kiến Nhân dân địa phương và theo trình tự, thủ tục do luật định.
Theo đó tại dự thảo Nghị quyết sửa đổi Hiến pháp 2013 thì Quốc hội đã đề xuất bỏ quy định phải lấy ý kiến nhân dân khi sáp nhập đơn vị hành chính mà thay vào đó là việc xác định các loại đơn vị hành chính dưới tỉnh, thành phố và trình tự, thủ tục thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính sẽ do Quốc hội quy định, không còn phải lấy ý kiến Nhân dân
Và tùy vào tình hình thực tế mà Quốc hội sẽ quyết định có tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính hay không theo đúng quy định của pháp luật chứ không bắt buộc luôn luôn phải lấy lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính theo quy định hiện hành
Quy định về việc lấy ý kiến nhân dân khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh
Theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15 thì việc ý kiến nhân dân khi sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh như sau:
- Căn cứ định hướng sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Chính phủ phân công Ủy ban nhân dân của một trong các đơn vị hành chính cấp tỉnh cùng thực hiện sắp xếp chủ trì, phối hợp với Ủy ban nhân dân của đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại xây dựng đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh.
- Hồ sơ đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh gồm có:
+ Tờ trình về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh;
+ Đề án về việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh theo mẫu quy định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết 76/2025/UBTVQH15;
+ Báo cáo tổng hợp ý kiến Nhân dân, ý kiến của Hội đồng nhân dân các cấp và các cơ quan, tổ chức có liên quan;
+ 02 tờ bản đồ, gồm 01 tờ bản đồ về hiện trạng địa giới các đơn vị hành chính cấp tỉnh thực hiện sắp xếp và 01 tờ bản đồ về phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp tỉnh;
+ Các tài liệu khác có liên quan (nếu có).
- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) tổ chức lấy ý kiến Nhân dân về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh; quyết định nội dung, hình thức lấy ý kiến theo hướng dẫn của Chính phủ.
- Sau khi có kết quả lấy ý kiến Nhân dân, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì và cơ quan phối hợp) hoàn thiện đề án, gửi Hội đồng nhân dân các cấp có liên quan để xem xét, biểu quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (cơ quan chủ trì) tổng hợp báo cáo chung trên cơ sở báo cáo kết quả của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cùng sắp xếp (cơ quan phối hợp) gửi Bộ Nội vụ để thẩm định.
- Bộ Nội vụ tổ chức thẩm định nội dung đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh do địa phương chuẩn bị, tổng hợp, xây dựng đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh, báo cáo Chính phủ trình Quốc hội.
- Hồ sơ đề án của Chính phủ về sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh kèm theo dự thảo nghị quyết của Quốc hội phải được gửi đến Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 30/5/2025. Hồ sơ đề án phải được Ủy ban Pháp luật và Tư pháp của Quốc hội thẩm tra, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến trước khi trình Quốc hội xem xét, quyết định theo thẩm quyền.
- Hồ sơ đề án phải được trình Quốc hội xem xét, thông qua trước ngày 30/6/2025 để bảo đảm có hiệu lực thi hành từ ngày 01/7/2025.
Trên đây là nội dung về “Không bắt buộc phải lấy ý kiến nhân dân khi sáp nhập đơn vị hành chính (đề xuất)”