Nghị quyết 122: Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về tái chế chất thải

10/05/2025 10:40 AM

Chính phủ quyết nghị một số nội dung về bảo vệ môi trường, theo đó, chỉ đạo tập trung xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về tái chế chất thải tại Nghị quyết 122.

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về tái chế chất thải theo Nghị quyết 122

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về tái chế chất thải theo Nghị quyết 122 (Hình từ Internet)

Xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về tái chế chất thải Nghị quyết 122

Tại Nghị quyết 122/NQ-CP ngày 08/05/2025, Chính phủ chủ trương tập trung, ưu tiên nguồn lực để giải quyết hiệu quả các vấn đề cấp bách về môi trường, chủ động phòng ngừa và kiểm soát ô nhiễm, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học. Theo đó, chỉ đạo xây dựng quy chuẩn kỹ thuật về tái chế chất thải. Cụ thể các nội dung chỉ đạo của Chính phủ như sau:

- Tập trung nguồn lực đầu tư xây dựng hệ thống thu gom, xử lý nước thải tại các đô thị, cụm công nghiệp, làng nghề. Xây dựng và triển khai các dự án bổ cập nước, cải tạo, phục hồi các hồ ao, các đoạn sông, kênh, rạch đã bị ô nhiễm nghiêm trọng.

- Đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật về phân loại, thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý chất thải rắn. Triển khai thực hiện các hoạt động tái chế, biển chất thải thành nguyên, nhiên liệu, tăng cường thu hồi năng lượng (ưu tiên đối với công nghệ phát điện sinh khối, đồng xử lý chất thải); giảm dần tỷ lệ chôn lấp chất thải; xây dựng các khu liên hợp tái chế, xử lý chất thải có tính liên vùng, liên tỉnh.

- Cải tạo, phục hồi môi trường các bãi chôn lấp chất thải không hợp vệ sinh gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng, khu vực bị ô nhiễm do hóa chất, thuốc bảo vệ thực vật và chất độc tồn lưu do chiến tranh để lại.

- Tập trung xây dựng quy chuẩn, tiêu chuẩn, hướng dẫn kỹ thuật về tái chế chất thải; khuyến khích sử dụng, tiêu thụ các sản phẩm tái chế, thân thiện với môi trường. Xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả kế hoạch phát triển ngành công nghiệp môi trường, ngành công nghiệp tái chế chất thải.

- Giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm môi trường do chất thải nhựa gây ra. Nghiên cứu thay thế các sản phẩm bao bì nhựa, túi nilông khó phân hủy bằng các vật liệu thân thiện môi trường, dễ phân hủy sinh học. Xây dựng lộ trình hạn chế nhập khẩu phế liệu nhựa. Tổ chức thu gom, vận chuyển, tái chế và xử lý hiệu quả chất thải nhựa nhằm ngăn chặn chất thải nhựa từ đất liền ra biển. Điều tra, thống kê chất thải nhựa và vì nhựa phát sinh trên phạm vi cả nước, xây dựng cơ sở dữ liệu về rác thải nhựa quốc gia. Xây dựng và triển khai kế hoạch thực hiện Thỏa thuận toàn cầu về chất thải nhựa sau khi được thông qua.

- Cải thiện chất lượng môi trường không khí tại các đô thị lớn; có biện pháp giảm thiểu, kiểm soát chặt chẽ chất lượng khí thải của các phương tiện giao thông cơ giới; phát triển hệ thống giao thông công cộng, các phương tiện thân thiện môi trường. Tăng cường các biện pháp kiểm soát và giảm thiểu ô nhiễm khí thải, bụi từ hoạt động xây dựng, đốt rơm rạ và phụ phẩm nông nghiệp, các cơ sở công nghiệp phát sinh khí thải lớn; tăng diện tích cây xanh, mặt nước, tăng cường về sinh môi trường đô thị. Xây dựng và thực hiện hiệu quả Đề án khắc phục ô nhiễm không khí tại các đô thị.

- Xây dựng, nâng cấp các công trình trữ nước sử dụng cho mùa khô ở một số khu vực còn thiếu nước; đầu tư xây dựng các nhà máy, hệ thống cung cấp nước sạch, xử lý nước mặn thành nước ngọt phục vụ sinh hoạt của nhân dân.

- Tăng cường bảo vệ, phục hồi các hệ sinh thái tự nhiên, đặc biệt là các hệ sinh thái rừng, đất ngập nước, rạn san hô, thảm cỏ biển; mở rộng, tăng số lượng. diện tích các khu bảo tồn thiên nhiên, đồng thời có biện pháp quản lý hiệu quả đa dạng sinh học vùng đệm của các khu bảo tồn thiên nhiên. Triển khai đồng bộ các biện pháp nhằm bảo vệ các loài động vật hoang dã, đặc biệt là các loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ, các loài di cư. Thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ và giải pháp đã được đề ra trong Chiến lược quốc gia về đa dạng sinh học đến năm 2030, tầm nhìn đến 205031.

- Tổ chức thực hiện Quy hoạch tổng thể quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 205032. Xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu về quản lý chất thải, kiểm soát ô nhiễm môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học đồng bộ từ trung ương đến địa phương.

Xem thêm tại Nghị quyết 122/NQ-CP ngày 08/05/2025.

Tỷ lệ tái chế tái chế bắt buộc theo quy định hiện hành

Theo khoản 1 Điều 78 Nghị định 08/2022/NĐ-CP sửa đổi bởi Nghị định 05/2025/NĐ-CP, tỷ lệ tái chế bắt buộc được quy định như sau:

 Tỷ lệ tái chế bắt buộc là tỷ lệ khối lượng sản phẩm, bao bì tối thiểu phải được thu gom và tái chế theo quy cách tái chế bắt buộc trong năm thực hiện trách nhiệm trên tổng khối lượng sản phẩm, bao bì sản xuất, nhập khẩu được đưa ra thị trường trong năm có trách nhiệm.

Tỷ lệ tái chế bắt buộc của từng loại sản phẩm, bao bì được xác định trên cơ sở vòng đời, tỷ lệ thải bỏ, tỷ lệ thu gom của sản phẩm, bao bì; mục tiêu tái chế quốc gia, yêu cầu bảo vệ môi trường và điều kiện kinh tế - xã hội từng thời kỳ.

Lê Quang Nhật Minh

Chia sẻ bài viết lên facebook 21

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079