Bên cạnh các chính sách mới về bảo hiểm xã hội từ ngày 01/7/2025 thì Luật Bảo hiểm xã hội 2024 cũng sửa đổi một số nội dung của Luật An toàn vệ sinh lao động 2015.
Điều 42. Sử dụng Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ... 7. Chi phí quản lý bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội. … |
Điều 139. Sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến bảo hiểm xã hội 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 như sau: a) Sửa đổi, bổ sung khoản 7 Điều 42 như sau: “7. Chi tổ chức và hoạt động bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.” |
Điều 43. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 1. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật bảo hiểm xã hội. … |
Điều 139. Sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến bảo hiểm xã hội 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 như sau: … b) Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 43 như sau: “1. Đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục này là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i và l khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.” |
Điều 44. Mức đóng, nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp ... 2. Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp bao gồm: ... b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ theo quy định tại Điều 90 và Điều 91 của Luật bảo hiểm xã hội; … |
Điều 139. Sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến bảo hiểm xã hội 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 như sau: … c) Sửa đổi, bổ sung điểm b khoản 2 Điều 44 như sau: “b) Tiền sinh lời của hoạt động đầu tư từ quỹ theo quy định tại Điều 120 và Điều 121 của Luật Bảo hiểm xã hội;” |
Điều 49. Trợ cấp hằng tháng ... 3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 113 và Điều 114 của Luật bảo hiểm xã hội. Trường hợp tạm dừng hưởng theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 64 của Luật bảo hiểm xã hội thì cơ quan bảo hiểm xã hội phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do; việc quyết định chấm dứt hưởng phải căn cứ vào kết luận, quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. … |
Điều 139. Sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến bảo hiểm xã hội 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 như sau: … d) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 49 như sau: “3. Việc tạm dừng, hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng, trợ cấp phục vụ thực hiện theo quy định tại Điều 75 của Luật Bảo hiểm xã hội; hồ sơ, trình tự giải quyết hưởng tiếp trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng thực hiện theo quy định tại Điều 80 và Điều 81 của Luật Bảo hiểm xã hội.” |
Điều 49. Trợ cấp hằng tháng ... 5. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 109 và khoản 4 Điều 110 của Luật bảo hiểm xã hội. |
Điều 139. Sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến bảo hiểm xã hội 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 như sau: … đ) Sửa đổi, bổ sung khoản 5 Điều 49 như sau: “5. Người đang hưởng trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp hằng tháng khi ra nước ngoài để định cư được giải quyết hưởng trợ cấp một lần; mức trợ cấp một lần bằng 03 tháng mức trợ cấp đang hưởng. Hồ sơ, trình tự giải quyết trợ cấp một lần thực hiện theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội.” |
Điều 53. Trợ cấp khi người lao động chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp Thân nhân người lao động được hưởng trợ cấp một lần bằng ba mươi sáu lần mức lương cơ sở tại tháng người lao động bị chết và được hưởng chế độ tử tuất theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội khi thuộc một trong các trường hợp sau đây: ... 3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Luật bảo hiểm xã hội. |
Điều 139. Sửa đổi, bổ sung một số luật có liên quan đến bảo hiểm xã hội 1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 như sau: … e) Sửa đổi, bổ sung khoản 3 Điều 53 như sau: “3. Người lao động bị chết trong thời gian điều trị thương tật, bệnh tật mà chưa được giám định mức suy giảm khả năng lao động. Hồ sơ hưởng chế độ tử tuất trong trường hợp người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp thực hiện theo quy định tại khoản 1 Điều 90 của Luật Bảo hiểm xã hội.” |
Chủ yếu nội dung sửa đổi bổ sung do Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 dẫn chiếu nhiều quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 (đã hết hiệu lực từ ngày 01/7/2025).
Điểm mới chính sách bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 01/7/2025 (Hình từ internet)
Trong đó, cũng điều chỉnh đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp từ 01/7/2025 để đồng bộ với Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Luật Bảo hiểm xã hội 2024 bổ sung thêm đối tượng tham gia BHXH bắt buộc như: Người lao động làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng BHXH bắt buộc thấp nhất; Trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên,...
Theo khoản 1 Điều 43 Luật An toàn vệ sinh lao động 2015 (sửa đổi tại Luật Bảo hiểm xã hội 2024) thì đối tượng áp dụng chế độ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Mục 3 Chương III Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 là người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, i và l khoản 1 Điều 2 và người sử dụng lao động quy định tại khoản 3 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội 2024.
Điều 2. Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm: a) Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn có thời hạn từ đủ 01 tháng trở lên, kể cả trường hợp người lao động và người sử dụng lao động thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng có nội dung thể hiện về việc làm có trả công, tiền lương và sự quản lý, điều hành, giám sát của một bên; b) Cán bộ, công chức, viên chức; c) Công nhân và viên chức quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu; d) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân; đ) Hạ sĩ quan, binh sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ công an nhân dân; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí; e) Dân quân thường trực; ... i) Người quản lý doanh nghiệp, kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của pháp luật; thành viên Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc, thành viên Ban kiểm soát hoặc kiểm soát viên và các chức danh quản lý khác được bầu của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã theo quy định của Luật Hợp tác xã có hưởng tiền lương; ... l) Đối tượng quy định tại điểm a khoản này làm việc không trọn thời gian, có tiền lương trong tháng bằng hoặc cao hơn tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc thấp nhất;... 3. Người sử dụng lao động thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc bao gồm cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập; cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp thuộc Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và tổ chức cơ yếu; tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác; cơ quan, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam; doanh nghiệp, tổ hợp tác, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh, tổ chức khác và cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo hợp đồng lao động. |
Xem thêm:
>> Mức đóng BHXH bắt buộc, BHYT, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm TNLĐ, BNN từ 01/7/2025