Mức điều chỉnh giá lần này cũng chỉ tính 3/7 yếu tố chi phí trực tiếp là (1) thuốc, vật tư; (2) điện, nước, xử lý chất thải; (3) duy tu, bảo dưỡng. Còn lại 4 yếu tố là (4) tiền lương; phụ cấp; (5) sửa chữa lớn; (6) khấu hao; (7) đào tạo, nghiên cứu khoa học chưa được tính vào đợt điều chỉnh này. Từ năm 2018 trở đi, giá viện phí sẽ được tính đủ bảy yếu tố chi phí. Bộ Y tế đang tính toán sẽ đưa lương y bác sĩ tính vào giá viện phí và điều này dự kiến sẽ thực hiện vào năm 2016.
Đưa con đi khám bệnh tại BV Nhi đồng 1 vào ngày 1-6, chị Lan (quận Tân Phú), cho rằng mình không bất ngờ với việc điều chỉnh tăng như trên. Theo chị Lan, việc tăng viện phí thì sớm hay muộn mà thôi, vấn đề ở chỗ là do BV quá đông bệnh nhân, làm sao có thể kéo rút ngắn sự chờ đợi cho bệnh nhân.
Trao đổi với Pháp luật TP.HCM, lãnh đạo nhiều BV tỏ ra quyết tâm cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian chờ đợi, tăng bàn khám, tăng chất lượng phục vụ, khám thông tầm… để làm hài lòng người bệnh trong bối cảnh quá tải như hiện nay. Để tăng bàn khám trong điều kiện cơ sở vật chất chật hẹp, nhiều BV đã chuyển một số phòng hành chánh, kho thành bàn khám, khu khám bệnh. Ngoài ra các BV còn tăng cường máy móc, thiết bị…
Lãnh đạo Sở Y tế TP.HCM, cho biết thêm, mức giá điều chỉnh này không chỉ áp dụng cho bệnh nhân có thẻ BHYT mà cả bệnh nhân không có thẻ BHYT. Lãnh đạo Sở Y tế lưu ý, riêng đối với các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu, các dịch vụ kỹ thuật được cung cấp từ các trang thiết bị đầu tư từ nguồn xã hội hóa thì thu theo giá tính đầy đủ các yếu tố chi phí và có tích lũy, các đơn vị phải công khai phần chênh lệch giữa giá này và giá được BHYT thanh toán để người bệnh biết và lựa chọn.
Giá khám bệnh tối đa theo Thông tư Liên tịch 04- 2012 của liên Bộ Y tế - Bộ Tài chính:
DUY TÍNH