Chính sách mới >> Tài chính 28/11/2011 08:53 AM

Nền kinh tế Việt Nam 2012: Xác lập nguồn tăng trưởng mới

28/11/2011 08:53 AM

Năm 2011 khủng hoảng nợ công ở quy mô toàn cầu đã để lại những hệ quả sâu rộng cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này.

Đây là ý kiến của TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam tại Hội thảo Nhận diện kinh tế Việt Nam năm 2011 - Kịch bản cho năm 2012: Các giải pháp định hướng ngắn và trung hạn cho các doanh nghiệp, diễn ra ngày 27/11, tại Hà Nội.

Tại đây, các chuyên gia kinh tế thảo luận, đánh giá tình hình hình kinh tế Việt Nam năm 2011 và đưa ra những giải pháp tập trung vào các nhóm vấn đề: Đánh giá toàn cảnh về môi trường kinh tế 2011 - Vòng luẩn quẩn trong kinh tế Việt Nam: Các bài toán về tỷ giả - lãi suất - kênh đầu tư; Tác động từ Nghị quyết 11 - các nhóm giải pháp của chính phủ nhằm kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô - Tiếp tục thắt chặt tiền tệ trong năm 2012 và nhóm vấn đề về kịch bản tăng trưởng trong năm 2012 và vấn đề của doanh nghiệp.

Căn bệnh "Nghiện đầu tư, thèm dự án, thiếu tài nguyên"

Năm 2011 khủng hoảng nợ công ở quy mô toàn cầu đã để lại những hệ quả sâu rộng cho nền kinh tế thế giới và Việt Nam cũng không nằm ngoài vòng xoáy này.

Theo đánh giá chung của nhiều chuyên gia kinh tế thì Việt Nam đã vượt qua nhiều khó khăn và thách thức, kinh tế vĩ mô cơ bản đã ổn định và duy trì được tốc độ tăng trưởng khá, về cơ bản đã thoái khỏi tình trạng kém phát triển.

Tuy nhiên, tình trạng bất ổn kinh tế vĩ mô như lạm phát cao, mặt bằng lãi suất cao cùng vấn đề về tỷ giá... mà theođánh giá của giới chuyên môn: "Việt Nam là một trong 7 nền kinh tế mới nổi có nguy cơ tăng trưởng nóng cao nhất thế giới". Chính điều này đã khiến nền kinh tế Việt Nam được luôn đặt trong tình trạng báo động.

Theo TS. Trần Đình Thiên, một trong những căn bệnh của nền kinh tế Việt Nam là "nghiện đầu tư, thèm dự án và đói tài nguyên" - đã ăn sâu vào cơ cấu bên trong, trở thành một căn bệnh cơ cấu.

TS. Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam.

Điển hình là nền kinh tế nước ta có quy mô 100 tỷ USD song có tới 100 cảng biển, trong đó có 20 cảng "quốc tế", 100 ngân hàng thương mại, hàng trăm công ty tài chính, chứng khoán, 22 sân bay trong đó có 8 sân bay quốc tế, 260 khu công nghiệp, 650 cụm công nghiệp... Đầu tư dàn trải đã khiến chúng ta phải đặt ra câu hỏi: ai sản xuất GDP? Nền kinh tế nuôi khu kinh tế, khu công nghiệp hay ngược lại?

Thực tế, tình trạng đầu tư tràn lan hiện nay có nguồn gốc từ chính sách phân cấp quá mức, thiếu giám sát, kỷ luật lỏng lẻo cùng chất lượng quy hoạch thấp. Đã có những cảnh báo về nguy cơ thiếu bền vững của mô hình tăng trưởng kinh tế hiện nay của Việt Nam mà một trong những động cơ quan trọng của nó là chủ nghĩa thành tích, lợi ích cục bộ và tầm nhìn ngắn hạn mà di căn là bệnh nghiện đầu tư, thèm dự án. Thực tế đã cho thấy, vốn đầu tư công thường chảy theo sự vận hành của các mối quan hệ và lợi ích cục bộ hơn là dựa vào các nguyên tắc về tính hiệu quả kinh tế hay xã hội.

Ở một kịch bản kém lạc quan hơn trong năm 2012, kinh tế thế giới có thể diễn biến phức tạp, tăng trưởng thấp. Điều đó khiến thách thức đối với những năm sau đó thậm chí còn lớn hơn với nguy cơ khủng hoảng nợ công và suy thoái kép.

Cùng với đó, việc Việt Nam chính thức bước vào nhóm các nước có thu nhập trung bình đã khiến nguồn vốn vay ưu đãi bị rút đi, thay vào đó là các khoản vay kém ưu đãi hơn. Một khó khăn nữa là thị trường xuất khẩu truyền thống của Việt Nam đang bị thu hẹp bởi sự cạnh tranh của các nước trong khu vực.

Một kịch bản hành động

Hiện các dự báo đều thống nhất về triển vọng u ám, thậm chí tồi tệ hơn nhiều của nền kinh tế thế giới năm 2012 so với 2011. Có ý kiến còn cho rằng năm 2012 là : Đêm trước của khủng hoảng".

Riêng Việt Nam, "di sản" năm 2011 để lại như tăng trưởng có xu hướng giảm tốc, lạm phát cao, thâm hụt thương mại và thâm hụt ngân sách nặng nề, đồng tiền yếu kém - vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Trong bối cảnh này, việc lựa chọn mục tiêu ưu tiên hành động là hết sức quan trọng. Theo đó, khôi phục ổn định, kiềm chế lạm phát và phục hồi tăng trưởng là "trật tự ưu tiên thông thường" khi nền kinh tế khó khăn.

Tuy nhiên, năm 2012 lại là năm đặc biệt khó khăn và nền kinh tế phải phải tạo bước ngoặt để xoay chuyển tình hình nhằm ổn định vững chắc, tránh không để lạm phát "khứ hồi". Điều này sẽ giúp khôi phục lòng tin, hạ thấp mức lạm phát đủ mức giúp các doanh nghiệp "trụ" vững.

Bên cạnh đó, năm 2012 cũng là năm thực sự tái cấu trúc nền kinh tế với các hành động chiến lược để thay đổi mô hình tăng trưởng. Chính vì thế, nhiều mục tiêu phải hạn chế lại để dồn sức thực hiện mục tiêu lớn hơn... thậm chí là phải chịu đau, “uống thuốc đắng”.

Thực tế, theo Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại - Trương Đình Tuyểnthì mô hình tăng trưởng dựa vào vốn, công nghệ thấp vàtài nguyên như hiện nay rất khó đạt được mức 6% trong năm 2012, muốn vậy thì phải giảm bớt đầu tư từ khu vực ngân sách sang khu vực tư nhân.

Nguyên Bộ trưởng Bộ Thương mại - Trương Đình Tuyển.

Vì vậy, để tồn tại và khắc phục những thách thức đến từ môi trường vĩ mô, chắc chắn các doanh nghiệp cần có một lộ trình và giải pháp phù hợp nhằm phát triển bền vững như nâng cao hiệu quả đầu tư, chuyển dịch cơ cấu kinh doanh, phân khúc thị trường hoặc xây dựng những giải pháp thương hiệu phù hợp.

Theo đó,cần tra xét lại kế hoạch kinh doanh gắn với kế hoạch tài chính, tập trung vào nhữngsản phẩm có khả năng tăng trưởng, tiêu thụ nhanh để thu hồi vốn sớm. Đồng thời,doanh nghiệp cần tập trung mở rộng thị trường nội địa, tìm mọi khả năng tăng xuất khẩu các mặt hàng có thể thay thế các nước trong khu vực,đặc biệt làtăng cường hơn nữa việcthâm nhập thị trường Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và các thị trường mới nổi như Châu Phi, Mỹ la tinh...

Theo T.Hương eFinance

Chia sẻ bài viết lên facebook 3,504

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079