Lãi suất cho vay trong năm 2014 giảm 2 điểm phần trăm/năm so với năm 2013. Ảnh minh hoạ: TL TBKTSG |
Trong khi đó, lãi suất phụ thuộc nhiều vào lạm phát và lượng cung tiền của Ngân hàng Nhà nước (NHNN). NHNN đầu năm nay có đề ra mục tiêu cố gắng đưa lãi suất cho vay trung và dài hạn xuống dưới 10%/năm, do đó chắc chắn NHNN sẽ điều chỉnh cung tiền để đạt mục tiêu.
Tuy nhiên, ông Nghĩa cho rằng mục tiêu này không dễ đạt được. Bởi lẽ, nếu trái phiếu chính phủ tiếp tục được phát hành nhiều như hiện nay, và không có sự phối hợp chặt chẽ các chính sách thì đến cuối năm 2015, cụ thể là vào khoảng quí 3-2015, có thể sẽ hình thành một mặt bằng lãi suất mới, cao hơn hiện tại, ông Nghĩa nhận định.
Mặc dù lãi suất có thể sẽ cao không nhiều so với hiện nay, nhưng ông Nghĩa cho rằng, doanh nghiệp đang trong tình trạng khó khăn như hiện nay, mà gặp phải tình trạng lãi suất vay tăng lên, đầu tư của doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng. Do đó, ông cho rằng Chính phủ phải phối hợp chặt chẽ các chính sách, nếu không, lãi suất rất dễ tăng lên, đi ngược lại với chủ trương cải cách kinh tế, hồi phục hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Trong năm 2014, mặt bằng lãi suất duy trì xu hướng giảm ở cả huy động lẫn cho vay, với lãi suất huy động giảm 1,5-2 điểm phần trăm/năm và lãi suất cho vay giảm 2 điểm phần trăm/năm so với cuối năm 2013. Trong đó, lãi suất cho vay phổ biến ở mức 7-9%/năm đối với ngắn hạn và 9,5-11%/năm đối với trung và dài hạn.
Theo tài liệu được ông Nghĩa cung cấp tại hội thảo, giá trị lưu hành của trái phiếu chính phủ vẫn chiếm đa số trong tổng giá trị trái phiếu lưu hành tại Việt Nam với tỷ lệ 75,38%, tương đương hơn 496.000 tỉ đồng, tiếp đến là trái phiếu chính phủ bảo lãnh (chiếm 22,12%, tương đương hơn 145.500 tỉ đồng), và trái phiếu chính quyền địa phương (chiếm 2,5%, tương đương trên 16.400 tỉ đồng).