Cụ thể, Điểm c Khoản 3 Điều 40 của Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 40. Tử hình
...
3. Không thi hành án tử hình đối với người bị kết án nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
...
c) Người bị kết án tử hình về tội tham ô tài sản, tội nhận hối lộ mà sau khi bị kết án đã chủ động nộp lại ít nhất ba phần tư tài sản tham ô, nhận hối lộ và hợp tác tích cực với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn.
Như vậy, nếu người nào phạm tội tham ô tài sản mà chủ động nộp lại từ 3/4 tài sản tham ô và tích cực hợp tác với cơ quan chức năng trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm hoặc lập công lớn sẽ được thoát án tử hình (hình phạt tử hình sẽ được chuyển thành tù chung thân).
Dù đến ngày 01/01/2018, Bộ luật Hình sự 2015 mới bắt đầu có hiệu lực thi hành. Tuy nhiên, các quy định có lợi cho bị can, bị cáo đã được áp dụng kể từ ngày 01/7/2016.
Nhiều người thắc mắc: Vậy Trịnh Xuân Thanh có thoát án tử hình hay không?
Hiện tại, vụ án đang trong quá trình điều tra nên không ai có thể đưa ra dự đoán chính xác kết cục của vụ án này như thế nào (nếu có cũng chỉ là dự đoán). Tuy nhiên, việc Trịnh Xuân Thanh ra đầu thú sẽ được hưởng chính sách khoan hồng của Nhà nước theo Điểm d Khoản 1 Điều 3 của Bộ luật Hình sự 2015 (đã được sửa đổi, bổ sung năm 2017) . |
Thanh Hữu