Khi nào phong tỏa tài sản, phong tỏa tài khoản?

15/04/2022 08:34 AM

Trong các vụ án dân sự hoặc vụ án hình sự, các cơ quan, người có thẩm quyền thường áp dụng biện pháp phong tỏa tài sản, phong tỏa tài khoản. Vậy khi nào phong tỏa tài sản, phong tỏa tài khoản.

Khi nào phong tỏa tài sản, phong tỏa tài khoản?

Khi nào phong tỏa tài sản, phong tỏa tài khoản? (Ảnh minh họa)

1. Trường hợp bị phong tỏa tài sản

Phong tỏa tài sản là biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Phong tỏa tài sản trong tố tụng dân sự bao gồm:

- Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ:

Phong tỏa tài sản ở nơi gửi giữ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản đang gửi giữ và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

- Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ:

Phong tỏa tài sản của người có nghĩa vụ được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài sản và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

(Điều 125, 126 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

2. Trường hợp bị phong tỏa tài khoản

2.1. Trường hợp bị phong tỏa tài sản trong vụ án dân sự

Phong tỏa tài khoản là một biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quá trình giải quyết vụ án dân sự nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

Phong tỏa tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước được áp dụng nếu trong quá trình giải quyết vụ án có căn cứ cho thấy người có nghĩa vụ có tài khoản tại ngân hàng, tổ chức tín dụng khác, kho bạc nhà nước và việc áp dụng biện pháp này là cần thiết để bảo đảm cho việc giải quyết vụ án hoặc việc thi hành án.

(Điều 124 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015)

2.2. Trường hợp bị phong tỏa tài sản trong vụ án hình sự

* Phong tỏa tài sản là một biện pháp cưỡng chế trong tố tụng hình sự nhằm bảo đảm hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử, thi hành án.

* Trường hợp bị phong tỏa tài sản:

- Đối với người bị buộc tội:

Phong tỏa tài khoản chỉ áp dụng đối với người bị buộc tội về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền, bị tịch thu tài sản hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại khi có căn cứ xác định người đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của người khác nếu có căn cứ cho rằng số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của người bị buộc tội.

(Điều 129 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

- Đối với pháp nhân thương mại:

Phong tỏa tài khoản áp dụng đối với pháp nhân bị khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử về tội mà Bộ luật hình sự quy định hình phạt tiền hoặc để bảo đảm bồi thường thiệt hại và có căn cứ xác định pháp nhân đó có tài khoản tại tổ chức tín dụng hoặc Kho bạc Nhà nước.

Phong tỏa tài khoản cũng được áp dụng đối với tài khoản của cá nhân, tổ chức khác nếu có căn cứ xác định số tiền trong tài khoản đó liên quan đến hành vi phạm tội của pháp nhân.

(Điều 438 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015)

>>> Xem thêm: Quy định về việc yêu cầu phong tỏa tài khoản ngân hàng có được hay không? Theo quy định hiện nay thì có được phong tỏa?

Diễm My

Chia sẻ bài viết lên facebook 33,925

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079