Hội đồng xét xử gồm những ai?
- Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự:
Theo Điều 63 Bộ luật Dân sự 2015 thì hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án dân sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn thì do một Thẩm phán tiến hành.
Trong trường hợp đặc biệt thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm nhân dân.
+ Đối với vụ án có đương sự là người chưa thành niên thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác tại Đoàn thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, cơ quan quản lý nhà nước về gia đình, cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em.
+ Đối với vụ án lao động thì phải có Hội thẩm nhân dân là người đã hoặc đang công tác trong tổ chức đại diện tập thể lao động hoặc người có kiến thức về pháp luật lao động.
- Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự
Theo Điều 64 Bộ luật Dân sự 2015, hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án dân sự gồm ba Thẩm phán, trừ trường hợp xét xử vụ án dân sự theo thủ tục rút gọn thì do một Thẩm phán tiến hành.
Thành phần hội đồng xét xử trong vụ án hình sự được quy định tại Điều 254 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
- Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự:
Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình sự gồm một Thẩm phán và hai Hội thẩm.
Trường hợp vụ án có tính chất nghiêm trọng, phức tạp thì Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
Đối với vụ án có bị cáo về tội mà Bộ luật hình sự quy định mức cao nhất của khung hình phạt là tù chung thân, tử hình thì Hội đồng xét xử sơ thẩm gồm hai Thẩm phán và ba Hội thẩm.
- Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình sự:
Hội đồng xét xử phúc thẩm gồm ba Thẩm phán.
- Hội đồng xét xử sơ thẩm vụ án hình chính:
Theo Điều 154 Luật Tố tụng hành chính 2015, hội đồng xét xử sơ thẩm gồm một Thẩm phán và 02 Hội thẩm nhân dân, trừ trường hợp xét xử sơ thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn thì do một Thẩm phán thực hiện.
Hội đồng xét xử sơ thẩm có thể gồm 02 Thẩm phán và 03 Hội thẩm nhân dân trong trường hợp sau đây:
+ Khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh liên quan đến nhiều đối tượng.
+ Vụ án phức tạp.
Vụ án phức tạp là vụ án có liên quan đến quyền và lợi ích của nhiều người; có tài liệu, chứng cứ mâu thuẫn với nhau cần có thời gian kiểm tra, xác minh, đánh giá hoặc tham khảo ý kiến của các cơ quan chuyên môn; có đương sự là người nước ngoài đang ở nước ngoài hoặc người Việt Nam đang cư trú, học tập, làm việc ở nước ngoài. |
- Hội đồng xét xử phúc thẩm vụ án hình chính:
Điều 222 Luật Tố tụng hành chính 2015 quy định hội đồng xét xử phúc thẩm gồm 03 Thẩm phán, trừ trường hợp xét xử phúc thẩm vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn thì do một Thẩm phán thực hiện.
Diễm My