05 phương thức chuyển giao công nghệ

20/08/2022 16:54 PM

Chuyển giao công nghệ là gì? Có những phương thức chuyển giao công nghệ nào? - Anh Quân (Long An)

05 phương thức chuyển giao công nghệ

05 phương thức chuyển giao công nghệ

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Chuyển giao công nghệ là gì?

Theo khoản 7 Điều 1 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì chuyển giao công nghệ là chuyển nhượng quyền sở hữu công nghệ hoặc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ.

2. Đối tượng chuyển giao công nghệ

Đối tượng chuyển giao công nghệ theo Điều 4 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 bao gồm:

- Bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ;

- Phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu;

- Giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ;

- Máy móc, thiết bị đi kèm một trong các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

3. 05 phương thức chuyển giao công nghệ

Theo Điều 6 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì 05 phương thức chuyển giao công nghệ bao gồm:

(1) Chuyển giao tài liệu về công nghệ.

(2) Đào tạo cho bên nhận công nghệ nắm vững và làm chủ công nghệ trong thời hạn thỏa thuận.

(3) Cử chuyên gia tư vấn kỹ thuật cho bên nhận công nghệ đưa công nghệ vào ứng dụng, vận hành để đạt được các chỉ tiêu về chất lượng sản phẩm, tiến độ theo thỏa thuận.

(4) Chuyển giao máy móc, thiết bị kèm theo kèm một trong các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

(5) Phương thức chuyển giao khác do các bên thỏa thuận.

4. Hình thức chuyển giao công nghệ

Hình thức chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 5 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 như sau:

- Chuyển giao công nghệ độc lập.

- Phần chuyển giao công nghệ trong trường hợp sau đây:

+ Dự án đầu tư;

+ Góp vốn bằng công nghệ;

+ Nhượng quyền thương mại;

+ Chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ;

+ Mua, bán máy móc, thiết bị kèm theo kèm một trong các đối tượng bí quyết kỹ thuật, bí quyết công nghệ; phương án, quy trình công nghệ; giải pháp, thông số, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật; công thức, phần mềm máy tính, thông tin dữ liệu; giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.

- Chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác theo quy định của pháp luật.

- Việc chuyển giao công nghệ độc lập và góp vốn bằng công nghệ phải được lập thành hợp đồng; 

Việc chuyển giao công nghệ tại dự án đầu tư; nhượng quyền thương mại; chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ; mua, bán máy móc, thiết bị kèm theo và chuyển giao công nghệ bằng hình thức khác được thể hiện dưới hình thức hợp đồng hoặc điều, khoản, phụ lục của hợp đồng hoặc của hồ sơ dự án đầu tư.

5. Quyền chuyển giao công nghệ

Theo Điều 7 Luật Chuyển giao công nghệ 2017 thì quyền chuyển giao công nghệ như sau:

- Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển nhượng quyền sở hữu, chuyển giao quyền sử dụng công nghệ.

- Tổ chức, cá nhân có quyền sử dụng công nghệ được chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó cho tổ chức, cá nhân khác khi chủ sở hữu công nghệ đồng ý.

- Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:

+ Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;

+ Quyền chuyển giao tiếp quyền sử dụng công nghệ của bên nhận chuyển giao cho bên thứ ba.

Quốc Đạt

Chia sẻ bài viết lên facebook 28,950

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079