Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

20/11/2022 15:57 PM

Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hiện nay được tổ chức theo hình thức nào? Và điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh quy định ra sao? - Huỳnh Lam (Tiền Giang)

Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là gì?

Theo khoản 7 Điều 2 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh là cơ sở cố định hoặc lưu động đã được cấp giấy phép hoạt động và cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh.

2. Hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Theo Điều 22 Nghị định 109/2016/NĐ-CP (sửa đổi tại Nghị định 155/2018/NĐ-CP) thì cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được thành lập theo quy định của pháp luật và phải theo một trong các hình thức tổ chức sau đây:

- Bệnh viện bao gồm bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa.

- Bệnh xá thuộc lực lượng Công an nhân dân.

- Phòng khám đa khoa.

- Phòng khám chuyên khoa, bao gồm:

+ Phòng khám nội tổng hợp;

+ Phòng khám chuyên khoa thuộc hệ nội: Tim mạch, hô hấp, tiêu hóa, nhi và chuyên khoa khác thuộc hệ nội;

+ Phòng khám tư vấn sức khỏe hoặc phòng tư vấn sức khỏe qua các phương tiện công nghệ thông tin, viễn thông;

+ Phòng khám chuyên khoa ngoại;

+ Phòng khám chuyên khoa phụ sản;

+ Phòng khám chuyên khoa nam học;

+ Phòng khám chuyên khoa răng - hàm - mặt;

+ Phòng khám chuyên khoa tai - mũi - họng;

+ Phòng khám chuyên khoa mắt;

+ Phòng khám chuyên khoa thẩm mỹ;

+ Phòng khám chuyên khoa phục hồi chức năng;

+ Phòng khám chuyên khoa tâm thần;

+ Phòng khám chuyên khoa ung bướu;

+ Phòng khám chuyên khoa da liễu;

+ Phòng khám chuyên khoa y học cổ truyền; Phòng chẩn trị y học cổ truyền;

+ Phòng khám chuyên khoa dinh dưỡng;

+ Phòng khám hỗ trợ điều trị cai nghiện ma túy;

+ Phòng khám, điều trị HIV/AIDS;

+ Phòng xét nghiệm;

+ Phòng khám chẩn đoán hình ảnh, Phòng X-Quang;

+ Phòng khám, điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế thực hiện theo quy định tại Nghị định 90/2016/NĐ-CP;

+ Phòng khám, tư vấn và điều trị dự phòng;

+ Phòng khám, điều trị bệnh nghề nghiệp;

+ Phòng khám chuyên khoa khác.

- Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh y học gia đình (hoặc cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo nguyên lý y học gia đình): Thực hiện thí điểm theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế.

- Nhà hộ sinh.

- Cơ sở dịch vụ y tế bao gồm:

+ Cơ sở dịch vụ tiêm (chích), thay băng, đếm mạch, đo nhiệt độ, đo huyết áp;

+ Cơ sở dịch vụ chăm sóc sức khỏe tại nhà;

+ Cơ sở dịch vụ cấp cứu, hỗ trợ vận chuyển người bệnh trong nước và ra nước ngoài;

+ Cơ sở dịch vụ kính thuốc;

+ Cơ sở dịch vụ thẩm mỹ;

+ Cơ sở dịch vụ y tế khác.

- Trạm y tế cấp xã, trạm xá.

- Cơ sở giám định y khoa, cơ sở giám định pháp y, có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải tổ chức theo hình thức phòng khám đa khoa. 

Cơ sở giám định pháp y tâm thần có thực hiện khám bệnh, chữa bệnh thì phải tổ chức theo một trong các hình thức bệnh viện đa khoa và bệnh viện chuyên khoa, phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa tâm thần.

Các cơ sở này phải đáp ứng điều kiện tương ứng với từng hình thức tổ chức cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

- Cơ sở y tế cơ quan, đơn vị, tổ chức có thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh thì phải thực hiện theo một trong các hình thức phòng khám đa khoa hoặc  phòng khám nội tổng hợp và phải đáp ứng điều kiện quy định tương ứng với hình thức tổ chức đó.

- Trung tâm y tế có chức năng khám bệnh, chữa bệnh thì cấp giấy phép hoạt động theo hình thức tổ chức là bệnh viện đa khoa hoặc phòng khám đa khoa và phải đáp ứng điều kiện quy định tương ứng với hình thức tổ chức đó. 

Việc phân hạng thực hiện theo nguyên tắc nếu được cấp giấy phép hoạt động theo mô hình phòng khám đa khoa thì được xếp hạng IV, nếu được cấp giấy phép hoạt động theo mô hình bệnh viện thì được xếp theo hạng bệnh viện tương đương với quy mô của cơ sở đó.

- Trường hợp các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đáp ứng đủ điều kiện của các cơ sở dịch vụ y tế quy định tại Nghị định 109/2016/NĐ-CP thì được bổ sung quy mô và phạm vi hoạt động chuyên môn tương ứng.

3. Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Điều kiện hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Điều 42 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:

- Có quyết định thành lập của cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Nhà nước thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác.

- Có giấy phép hoạt động do Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng hoặc Giám đốc Sở Y tế cấp.

4. Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh

Điều kiện cấp giấy phép hoạt động đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo Điều 43 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2009 như sau:

(1) Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được cấp giấy phép hoạt động phải có đủ các điều kiện sau đây:

- Đáp ứng các quy định của quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về cơ sở khám bệnh, chữa bệnh do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.

- Có đủ người hành nghề phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn;

- Người chịu trách nhiệm chuyên môn kỹ thuật của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có thời gian hành nghề khám bệnh, chữa bệnh ít nhất là 36 tháng.

(2) Trường hợp đăng ký thành lập phòng khám chuyên khoa hoặc bác sĩ gia đình thì ngoài các điều kiện quy định tại (1) mục này, người đứng đầu cơ sở phải là người hành nghề có bằng cấp chuyên môn phù hợp với loại hình hành nghề.

(3) Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết điều kiện cấp giấy phép hoạt động quy định đối với từng hình thức tổ chức của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh theo thẩm quyền quản lý.

Quốc Đạt

Chia sẻ bài viết lên facebook 36,024

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079