Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra

18/04/2023 09:01 AM

Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra gồm những cơ quan nào? Cơ quan Cảnh sát Điều tra hình sự có nhiệm vụ và quyền hạn gì? – Quốc Thành (Đồng Nai)

Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra

Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra

1.1. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an

Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an gồm có:

- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;

- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Cục Cảnh sát hình sự);

- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;

- Cục Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;

- Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).

(Khoản 1 Điều 18 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

1.2. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp tỉnh

Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh gồm có:

- Văn phòng Cơ quan Cảnh sát điều tra;

- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Phòng Cảnh sát hình sự);

- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế và chức vụ;

- Phòng Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy;

- Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm, xâm phạm sở hữu trí tuệ (gọi tắt là Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về buôn lậu).

(Khoản 2 Điều 18 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

1.3. Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp huyện

Tổ chức bộ máy của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện gồm có:

- Đội Điều tra tổng hợp;

- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về trật tự xã hội (gọi tắt là Đội Cảnh sát hình sự);

- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về kinh tế và chức vụ;

- Đội Cảnh sát Điều tra tội phạm về ma túy.

Căn cứ tình hình tội phạm và yêu cầu thực tiễn, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định thành lập từ một đến bốn đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện; quyết định giải thể, sáp nhập, thu gọn đầu mối các đội trong Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.

(Khoản 3 Điều 18 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra

2.1. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Bộ Công an

- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

- Tiến hành Điều tra vụ án hình sự thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh về những tội phạm đặc biệt nghiêm trọng, phức tạp, xảy ra trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc tội phạm có tổ chức xuyên quốc gia nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra; các vụ án đặc biệt nghiêm trọng thuộc thẩm quyền điều tra của Cơ quan Cảnh sát điều tra do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao hủy để điều tra lại.

- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với các cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra của Công an nhân dân.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

(Điều 19 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

2.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp tỉnh

- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

- Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại Khoản 2 Điều 21 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015 khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương hoặc các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện xảy ra trên địa bàn nhiều huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương, phạm tội có tổ chức hoặc có yếu tố nước ngoài nếu xét thấy cần trực tiếp Điều tra.

- Hướng dẫn, chỉ đạo nghiệp vụ Điều tra và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, nghiệp vụ trong công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm đối với Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện; hướng dẫn các cơ quan của lực lượng Cảnh sát nhân dân thuộc Công an cấp tỉnh được giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động Điều tra thực hiện hoạt động Điều tra.

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng các biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp tỉnh, Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

(Điều 20 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

2.3. Nhiệm vụ và quyền hạn của Cơ quan Cảnh sát Điều tra cấp huyện

- Tổ chức công tác trực ban hình sự, tiếp nhận tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố; phân loại và giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố thuộc thẩm quyền giải quyết của mình hoặc chuyển ngay đến cơ quan có thẩm quyền để giải quyết.

- Tiến hành Điều tra vụ án hình sự về các tội phạm quy định tại các chương từ Chương XIV đến Chương XXIV của Bộ luật hình sự khi các tội phạm đó thuộc thẩm quyền xét xử của Tòa án nhân dân cấp huyện, trừ các tội phạm thuộc thẩm quyền Điều tra của Cơ quan Điều tra Viện kiểm sát nhân dân tối cao và Cơ quan An ninh Điều tra của Công an nhân dân.

- Kiến nghị với cơ quan, tổ chức hữu quan áp dụng biện pháp khắc phục nguyên nhân, Điều kiện làm phát sinh tội phạm.

- Kiểm tra, hướng dẫn Công an xã, phường, thị trấn, Đồn Công an thực hiện nhiệm vụ tiếp nhận, kiểm tra, xác minh sơ bộ tố giác, tin báo về tội phạm.

- Tổ chức sơ kết, tổng kết công tác tiếp nhận, giải quyết tố giác, tin báo về tội phạm, kiến nghị khởi tố và công tác Điều tra, xử lý tội phạm của Cơ quan Cảnh sát Điều tra Công an cấp huyện.

- Giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.

(Điều 21 Luật tổ chức cơ quan điều tra hình sự 2015)

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 13,445

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079