Các trường hợp thu hồi Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Theo khoản 1 Điều 49 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012), luật sư hành nghề với tư cách cá nhân là luật sư làm việc theo hợp đồng lao động cho cơ quan, tổ chức không phải là tổ chức hành nghề luật sư.
* Lưu ý:
Luật sư hành nghề với tư cách cá nhân không được cung cấp dịch vụ pháp lý cho cá nhân, cơ quan, tổ chức khác ngoài cơ quan, tổ chức mình đã ký hợp đồng lao động.
Trừ trường hợp được cơ quan nhà nước yêu cầu hoặc tham gia tố tụng trong vụ án hình sự theo yêu cầu của cơ quan tiến hành tố tụng và thực hiện trợ giúp pháp lý theo sự phân công của Đoàn luật sư mà luật sư là thành viên.
(Khoản 3 Điều 49 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012))
Giấy đăng ký hành nghề luật sư với tư cách cá nhân bị thu hồi khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Tự chấm dứt hành nghề;
- Bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư theo quy định tại khoản 1 Điều 18 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012).
Cụ thể, người đã được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư mà thuộc một trong những trường hợp sau đây thì bị thu hồi Chứng chỉ hành nghề luật sư:
+ Không còn đủ tiêu chuẩn luật sư quy định tại Điều 10 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012);
Công dân Việt Nam trung thành với Tổ quốc, tuân thủ Hiến pháp và pháp luật, có phẩm chất đạo đức tốt, có bằng cử nhân luật, đã được đào tạo nghề luật sư, đã qua thời gian tập sự hành nghề luật sư, có sức khoẻ bảo đảm hành nghề luật sư thì có thể trở thành luật sư. |
+ Được tuyển dụng, bổ nhiệm làm cán bộ, công chức, viên chức; sĩ quan, quân nhân chyên nghiệp, công nhân quốc phòng trong cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan, công nhân trong cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân;
+ Không còn thường trú tại Việt Nam;
+ Không gia nhập một Đoàn luật sư nào trong thời hạn hai năm, kể từ ngày được cấp Chứng chỉ hành nghề luật sư;
+ Không thành lập, tham gia thành lập hoặc làm việc theo hợp đồng lao động cho một tổ chức hành nghề luật sư hoặc đăng ký hành nghề với tư cách cá nhân trong thời hạn ba năm, kể từ ngày gia nhập Đoàn luật sư;
+ Thôi hành nghề luật sư theo nguyện vọng;
+ Bị xử lý kỷ luật bằng hình thức xóa tên khỏi danh sách luật sư của Đoàn luật sư;
+ Bị xử phạt hành chính bằng hình thức tước quyền sử dụng Chứng chỉ hành nghề luật sư có thời hạn; bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc;
+ Bị kết án mà bản án đã có hiệu lực pháp luật;
+ Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự.
(Khoản 3 Điều 17 Nghị định 123/2013/NĐ-CP, sửa đổi tại Nghị định 137/2018/NĐ-CP)
Theo khoản 1 Điều 21 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) có các quyền sau đây:
- Được pháp luật bảo đảm quyền hành nghề luật sư theo quy định Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012) và quy định của pháp luật có liên quan;
- Đại diện cho khách hàng theo quy định của pháp luật;
- Hành nghề luật sư, lựa chọn hình thức hành nghề luật sư và hình thức tổ chức hành nghề luật sư theo quy định Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012);
- Hành nghề luật sư trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
- Hành nghề luật sư ở nước ngoài;
- Các quyền khác theo quy định Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012).
3.2. Nghĩa vụ của luật sư
Luật sư có trách nhiệm thực hiện các nghĩa vụ sau đây:
- Tuân theo các nguyên tắc hành nghề luật sư quy định tại Điều 5 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012);
- Nghiêm chỉnh chấp hành nội quy và các quy định có liên quan trong quan hệ với các cơ quan tiến hành tố tụng; có thái độ hợp tác, tôn trọng người tiến hành tố tụng mà luật sư tiếp xúc khi hành nghề;
- Tham gia tố tụng đầy đủ, kịp thời trong các vụ án do cơ quan tiến hành tố tụng yêu cầu;
- Thực hiện trợ giúp pháp lý;
- Tham gia bồi dưỡng bắt buộc về chuyên môn, nghiệp vụ;
- Các nghĩa vụ khác theo quy định Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012).
(Khoản 2 Điều 21 Luật Luật sư 2006 (sửa đổi 2012))