Phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam năm 2024 là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Cụ thể tại Điều 4 Thông tư 205/2016/TT-BTC (sửa đổi tại Thông tư 06/2020/TT-BTC) quy định về mức thu phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam quy định như sau:
(1) Đối với người lớn: 40.000 đồng/người/lượt.
(2) Đối với sinh viên, học sinh (học viên) trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, dạy nghề; hội viên Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam: 20.000 đồng/người/lượt.
(3) Đối với trẻ em, học sinh trong các cơ sở giáo dục phổ thông: 10.000 đồng/người/lượt.
(4) Sinh viên, học sinh, học viên quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này là người có thẻ sinh viên, học sinh, học viên do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.
Lưu ý: Trẻ em quy định tại (3) là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi. Trường hợp khó xác định là người thuộc nhóm tuổi này thì phải xuất trình giấy khai sinh, hộ chiếu, chứng minh nhân dân hoặc giấy tờ khác chứng minh là người từ 6 tuổi đến dưới 16 tuổi
**Đối với các trường hợp được miễn phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
- Đại biểu, khách mời của cơ quan Đảng, Nhà nước, Quốc hội, Chính phủ.
- Trẻ em, học sinh các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Học sinh là người có học sinh do các nhà trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.
- Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2012/NĐ-CP
Điều 11. Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
1. Người khuyết tật đặc biệt nặng được miễn giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao sau đây:
a) Bảo tàng, di tích văn hóa - lịch sử, thư viện và triển lãm;
b) Nhà hát, rạp chiếu phim;
c) Các cơ sở thể thao khi diễn ra các hoạt động thể dục, thể thao trong nước;
d) Các cơ sở văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch khác.
**Đối với trường hợp được giảm phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam
Các trường hợp sau đây được giảm 50% mức thu phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam:
- Đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa quy định tại Điều 2 Quyết định 170/2003/QĐ-TTg.
+ Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa được quy định trong Chương trình 135 của Chính phủ.
+ Người có công với cách mạng:
(i) Cán bộ lão thành cách mạng; cán bộ ''tiền khởi nghĩa''.
(ii) Thân nhân liệt sĩ.
(iii) Anh hùng Lực lượng vũ trang, Anh hùng Lao động, Bà mẹ Việt Nam anh hùng.
(iv) Thương binh, người hưởng chính sách như thương binh, bệnh binh.
(v) Các đối tượng được chăm sóc tại các cơ sở nuôi dưỡng, điều dưỡng thương, bệnh binh và người có công.
+ Người thuộc diện chính sách xã hội:
(i) Người tàn tật, người già cô đơn.
(ii) Các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội.
(iii) Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.
- Người cao tuổi theo quy định tại Nghị định 06/2011/NĐ-CP.
- Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định 28/2012/NĐ-CP.
Điều 11. Miễn, giảm giá vé, giá dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch
...
2. Người khuyết tật nặng được giảm tối thiểu 50% giá vé, giá dịch vụ khi trực tiếp sử dụng dịch vụ văn hóa, thể thao, giải trí và du lịch tại các cơ sở văn hóa, thể thao quy định tại Khoản 1 Điều này.
Lưu ý: Trường hợp khách thăm quan vừa thuộc diện hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa vừa thuộc diện người cao tuổi hoặc người khuyết tật nặng thì chỉ được giảm 50% mức phí thăm quan Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam.
(Điều 5 Thông tư 205/2016/TT-BTC)