Bộ luật Hàng hải Việt Nam mới nhất và tổng hợp văn bản hướng dẫn (Hình từ internet)
Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:
Bộ luật Hàng hải Việt Nam mới nhất là Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/07/2017.
Nghị định hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam mới nhất bao gồm:
- Nghị định 74/2023/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định liên quan đến phân cấp giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực hàng hải.
- Nghị định 69/2022/NĐ-CP sửa đổi các Nghị định quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.
- Nghị định 76/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí phân loại cảng biển.
- Nghị định 86/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.
- Nghị định 147/2018/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định quy định về điều kiện kinh doanh trong lĩnh vực hàng hải.
- Nghị định 58/2017/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam về quản lý hoạt động hàng hải.
- Nghị định 29/2017/NĐ-CP quy định về điều kiện cơ sở đào tạo, huấn luyện và tổ chức tuyển dụng, cung ứng thuyền viên hàng hải.
- Nghị định 05/2017/NĐ-CP quy định về xử lý tài sản chìm đắm trên tuyến đường thủy nội địa, vùng nước cảng biển và vùng biển Việt Nam.
- Nghị định 169/2016/NĐ-CP về xử lý hàng hóa do người vận chuyển lưu giữ tại cảng biển Việt Nam.
- Nghị định 170/2016/NĐ-CP quy định về công bố, tiếp nhận, xử lý và truyền phát thông tin an ninh hàng hải.
- Nghị định 171/2016/NĐ-CP về đăng ký, xóa đăng ký và mua, bán, đóng mới tàu biển.
- Nghị định 160/2016/NĐ-CP về điều kiện kinh doanh vận tải biển, kinh doanh dịch vụ đại lý tàu biển và dịch vụ lai dắt tàu biển.
- Nghị định 146/2016/NĐ-CP quy định việc niêm yết giá, phụ thu ngoài giá dịch vụ vận chuyển hàng hóa công-te-nơ bằng đường biển, giá dịch vụ tại cảng biển.
- Nghị định 70/2016/NĐ-CP về điều kiện cung cấp dịch vụ bảo đảm an toàn hàng hải.
Thông tư hướng dẫn Bộ luật Hàng hải Việt Nam mới nhất bao gồm:
- Thông tư 54/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải.
- Thông tư 56/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam.
- Thông tư 39/2023/TT-BGTVT về biểu khung giá dịch vụ hoa tiêu, dịch vụ sử dụng, cầu, bến, phao neo, dịch vụ bốc dỡ container và dịch vụ lai dắt tại cảng biển Việt Nam.
- Thông tư 17/2023/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 40/2016/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam và Thông tư 51/2017/TT-BGTVT quy định về đăng kiểm viên và nhân viên nghiệp vụ đăng kiểm tàu biển.
- Thông tư 20/2023/TT-BGTVT quy định về tiêu chuẩn chuyên môn, chứng chỉ chuyên môn, đào tạo, huấn luyện thuyền viên và định biên an toàn tối thiểu của tàu biển Việt Nam.
- Thông tư 16/2022/TT-BGTVT sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư trong lĩnh vực đăng kiểm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Thông tư 19/2021/TT-BGTVT quy định về tổ chức và hoạt động của Cảng vụ hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Thông tư 01/2020/TT-BGTVT quy định về báo cáo và điều tra tai nạn hàng hải do Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Thông tư 37/2018/TT-BLĐTBXH quy định về khai báo, điều tra, thống kê và báo cáo tai nạn lao động hàng hải do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành.
- Thông tư 17/2018/TT-BYT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam và công bố cơ sở khám sức khỏe cho thuyền viên do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Thông tư 43/2018/TT-BGTVT quy định về vùng hoa tiêu hàng hải bắt buộc của Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Thông tư 40/2017/TT-BYT quy định về tiêu chuẩn vệ sinh, an toàn đối với thực phẩm, nước ăn uống và định lượng bữa ăn của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Thông tư 32/2017/TT-BYT quy định về tủ thuốc, trang thiết bị y tế, tài liệu hướng dẫn y tế trên tàu biển và biểu mẫu báo cáo y tế do Bộ trưởng Bộ y tế ban hành.
- Thông tư 23/2017/TT-BGTVT quy định về chức danh, nhiệm vụ theo chức danh của thuyền viên và đăng ký thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Thông tư 17/2017/TT-BGTVT quy định về điều kiện để thuyền viên nước ngoài làm việc trên tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Thông tư 22/2017/TT-BYT quy định tiêu chuẩn sức khỏe của thuyền viên làm việc trên tàu biển Việt Nam và công bố cơ sở khám sức khỏe cho thuyền viên do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành.
- Thông tư 38/2017/TT-BTC hướng dẫn thanh toán chi phí hồi hương cho thuyền viên do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành.
- Thông tư 40/2016/TT-BGTVT Quy định về đăng kiểm tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Thông tư 29/2016/TT-BGTVT quy định về cách thức phân chia tiền công cứu hộ của thuyền bộ tàu biển Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
- Thông tư 27/2016/TT-BGTVT quy định về đào tạo, cấp, thu hồi Giấy chứng nhận khả năng chuyên môn hoa tiêu hàng hải và Giấy chứng nhận vùng hoạt động hoa tiêu hàng hải do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành.
Căn cứ Điều 12 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 (sửa đổi 2018) quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động hàng hải bao gồm:
- Gây phương hại hoặc đe dọa gây phương hại đến chủ quyền và an ninh quốc gia.
- Vận chuyển người, hàng hóa, hành lý, vũ khí, chất phóng xạ, chất phế thải độc hại, chất ma túy trái với quy định của pháp luật.
- Cố ý tạo chướng ngại vật gây nguy hiểm hoặc làm cản trở giao thông hàng hải.
- Sử dụng, khai thác tàu biển không đăng ký, đăng kiểm hoặc quá hạn đăng ký, đăng kiểm; giả mạo đăng ký, đăng kiểm.
- Từ chối tham gia tìm kiếm, cứu nạn trên biển trong trường hợp điều kiện thực tế cho phép.
- Gây ô nhiễm môi trường.
- Xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm người trên tàu biển; chiếm đoạt, cố ý làm hư hỏng hoặc hủy hoại tài sản trên tàu biển; bỏ trốn sau khi gây tai nạn.
- Gây mất trật tự công cộng, cản trở hoặc chống lại việc thực hiện nhiệm vụ của người thi hành công vụ trên tàu biển và tại cảng biển.
- Phá hủy, làm hư hỏng, tháo gỡ, trộm cắp cấu kiện, phụ kiện, vật tư, vật liệu xây dựng và các thiết bị của công trình hàng hải.
- Làm hư hỏng, phá hủy, tự ý di chuyển hoặc làm giảm hiệu lực của báo hiệu hàng hải.
- Nổ mìn hoặc các vật liệu nổ khác trong phạm vi cảng biển, vùng nước cảng biển, luồng hàng hải khi chưa được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Xây dựng và khai thác trái phép các công trình cảng biển, công trình khác trong phạm vi quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy hoạch phát triển hệ thống cảng cạn và các quy hoạch khác có liên quan theo quy định của pháp luật về quy hoạch, trong luồng hàng hải và phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
- Xây dựng công trình làm giảm hoặc mất tác dụng của công trình hàng hải.
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn làm trái quy định về quản lý hàng hải; dung túng, bao che cho người có hành vi vi phạm pháp luật về hàng hải.