Quy định về vận tải đường bộ giữa Việt Nam và Campuchia (Hình từ internet)
* Quy định đối với phương tiện vận tải
- Phương tiện vận tải là xe ô tô và rơ moóc, sơ mi rơ moóc lưu thông trên đường bộ, có Giấy chứng nhận đăng ký xe và biển số do cơ quan có thẩm quyền của một Bên ký kết cấp.
- Phương tiện thương mại là những phương tiện tham gia vận chuyển người và hàng hoá có thu tiền, bao gồm:
+ Xe chở khách có từ 10 chỗ ngồi trở lên (kể cả lái xe);
+ Xe taxi có 05 chỗ ngồi (kể cả người lái) và có ký hiệu “Taxi” trên nóc xe;
+ Xe tải, rơ moóc, sơ mi rơ moóc.
- Phương tiện phi thương mại là xe ô tô chở người có không quá 09 chỗ ngồi (kể cả người lái xe) và ô tô chở hàng hóa không thu tiền, bao gồm:
+ Phương tiện của các cơ quan, tổ chức đi công vụ;
+ Phương tiện cá nhân;
+ Phương tiện của các doanh nghiệp, hợp tác xã phục vụ cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, hợp tác xã đó và không tham gia vận chuyển người hoặc hàng hóa có thu tiền;
+ Phương tiện cứu hỏa, phương tiện cứu thương, phương tiện cứu hộ, phương tiện thực hiện sứ mệnh nhân đạo.
- Hai Bên ký kết công nhận lẫn nhau Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường định kỳ đối với phương tiện vận tải sử dụng cho vận tải qua biên giới được cấp bởi một Bên ký kết.
- Phương tiện vận tải khi đi vào Bên ký kết kia phải tuân thủ quy định về bảo hiểm phương tiện cơ giới bắt buộc đối với phương tiện cơ giới theo quy định của Bên ký kết đó.
- Phương tiện vận tải qua lại biên giới, ngoài biển đăng ký, phải gắn ký hiệu phân biệt quốc gia và phù hiệu liên vận của quốc gia nơi xe đăng ký được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép liên vận giữa Việt Nam và Campuchia cho phương tiện đó. Ký hiệu phân biệt quốc gia cho xe cơ giới của mỗi Bên ký kết như sau:
+ Vương quốc Campuchia: KH;
+ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: VN.
- Các phương tiện vận tải quá cảnh và phương tiện vận tải qua lại biên giới khi tham gia giao thông phải đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật sau:
+ Chiều dài tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XIV ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT;
+ Chiều rộng tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XV ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT;
+ Độ cao giới hạn tối đa của xe quy định chi tiết tại Phụ lục XVI ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT;
+ Phần nhô ra tối đa ở phía sau xe quy định chi tiết tại Phụ lục XVII ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT.
- Trọng tải xe tối đa cho phép phải tuân thủ theo các quy định luật pháp của Nước chủ nhà.
- Phạm vi hoạt động của phương tiện
Các phương tiện được phép hoạt động qua lại các cặp cửa khẩu theo quy định tại Điều 26 của Thông tư 37/2023/TT-BGTVT.
- Phương tiện thương mại vận tải hành khách phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký xe;
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
+ Giấy phép liên vận;
+ Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách tuyến cố định theo mẫu tại Phụ lục IV hoặc Danh sách hành khách đối với phương tiện vận chuyển hành khách hợp đồng và vận tải khách du lịch theo mẫu Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 37/2023/TT-BGTVT. Riêng với vận tải hành khách theo tuyến cố định, danh sách hành khách phải có xác nhận của bến xe (đối với phía Campuchia nếu chưa có bến xe thì xác nhận của nơi đón trả khách). Danh sách hành khách không áp dụng đối với vận tải hành khách bằng xe taxi;
+ Hợp đồng vận tải hành khách (đối với phương tiện vận tải hành khách theo hợp đồng, du lịch);
+ Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
+ Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
- Phương tiện thương mại vận tải hàng hoá phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký xe;
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
+ Giấy phép liên vận;
+ Phiếu gửi hàng;
+ Tờ khai hải quan đối với hàng hoá;
+ Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
+ Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
- Phương tiện phi thương mại phải có các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực và xuất trình cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, bao gồm:
+ Giấy chứng nhận đăng ký xe;
+ Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường;
+ Giấy phép liên vận;
+ Giấy bảo hiểm trách nhiệm dân sự bắt buộc đối với bên thứ ba;
+ Tờ khai phương tiện vận tải đường bộ tạm nhập - tái xuất hoặc tạm xuất - tái nhập.
- Các giấy tờ quy định tại khoản 10, khoản 11 và khoản 12 Điều 24 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
(Điều 24 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT)
- Lái xe qua lại biên giới phải mang theo các giấy tờ hợp lệ, còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu, bao gồm:
+ Hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực);
+ Giấy phép lái xe quốc gia hoặc giấy phép lái xe quốc tế phù hợp với loại xe mà mình điều khiển.
- Nhân viên phục vụ trên xe qua lại biên giới phải mang theo hộ chiếu hoặc giấy tờ đi lại quốc tế có giá trị thay hộ chiếu và thị thực do cơ quan có thẩm quyền cấp (trừ trường hợp được miễn thị thực) còn hiệu lực khi xuất, nhập cảnh tại cửa khẩu và chịu sự kiểm tra, kiểm soát của các cơ quan chuyên ngành tại cửa khẩu.
- Các giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 25 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT phải được in bằng ngôn ngữ quốc gia và ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc ngôn ngữ quốc gia và tiếng Anh. Trường hợp không được in bằng ngôn ngữ của Nước chủ nhà hoặc tiếng Anh thì phải kèm bản dịch tiếng Anh do cơ quan có thẩm quyền chứng thực hoặc công chứng.
(Điều 25 Thông tư 37/2023/TT-BGTVT)
Lê Nguyễn Anh Hào