Hướng dẫn tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội online

31/05/2024 10:15 AM

Để thuận tiện trong việc theo dõi quá trình đóng BHXH của mình. Người lao động có thể tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội online theo bài viết dưới đây.

Hướng dẫn tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội online (Hình từ internet)

Về vấn đề này, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT giải đáp như sau:

1. Hướng dẫn tra cứu quá trình đóng bảo hiểm xã hội online

Cách 1: Tra cứu trên cổng thông tin điện tử của BHXH Việt Nam

Bước 1: Truy cập vào trang https://baohiemxahoi.gov.vn/tracuu chọn tra cứu trực tuyến.

Bước 2: Chọn mục “Tra cứu quá trình tham gia BHXH”. Sau khi lựa chọn, màn hình giao diện sẽ xuất hiện như sau:

Bước 3: Nhập đầy đủ các thông tin cần thiết theo yêu cầu từ hệ thống. Trong đó (*) là các thông tin bắt buộc phải điền.

Bước 4: Tích chọn vào ô “tôi không phải người máy” và chờ xác nhận => Click chuột vào ô “Lấy mã tra cứu”

Bước 5: Kiểm tra tin nhắn điện thoại hoặc email để lấy mã OTP được gửi về và nhập chính xác sau đó bấm “Tra cứu” để nhận kết quả.

Cách 2: Tra cứu bằng tin nhắn điện thoại

- Để tra cứu thời gian tham gia BHXH cá nhân soạn tin nhắn theo cú pháp:

TC BHXH [Mã số BHXH] gửi 8079 

ví dụ: TC BHXH 0110129425 gửi 8079

- Để tra cứu theo năm thời gian tham gia BHXH, soạn tin nhắn theo cú pháp:

BH QT {mã số bảo hiểm xã hội} {từ năm} {đến năm} gửi 8079

Ví dụ: Bạn soạn tin nhắn với cú pháp BH QT 0110129425 2000 2020 gửi 8079

Cách 3: Tra cứu bằng ứng dụng VssID

Bước 1: Đăng nhập tài khoản để tra cứu BHXH

 

Bước 2: Tại giao diện “Quản lý cá nhân” người lao động nhấn chọn “Quá trình tham gia” 

Bước 3: Trên màn hình sẽ hiển thị quá trình tham gia bảo hiểm gồm có BHXH, bảo hiểm thất nghiệp (BHTN), bảo hiểm tai nạn lao động (BHTNLĐ), bảo hiểm y tế (BHYT).

Chọn tiếp loại bảo hiểm mà người dùng muốn tra cứu.

Bước 4: Nhận kết quả.

Cách 4: Tra cứu quá trình đóng BHXH online qua số tổng đài BHXH Việt Nam

Cá nhân có thể thực hiện kiểm tra thông tin về việc tham gia đóng BHXH của mình bằng cách gọi điện thoại trực tiếp đến số tổng đài tư vấn Bảo hiểm xã hội Việt Nam - Hotline 1900 9068 và làm theo hướng dẫn từ người tư vấn để được hỗ trợ. Với cách tra cứu online này người tra cứu cần thiết phải có một số thông tin như thẻ CCCD, mã định danh, số điện thoại chính chủ, mã số BHXH... trong trường hợp tư vấn viên cần người tra cứu cung cấp thêm thông tin.

2. Đóng bảo hiểm bao lâu thì được rút BHXH 1 lần?

Tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 115/2015/NĐ-CP có quy định về bảo hiểm xã hội một lần như sau:

Bảo hiểm xã hội một lần

1. Người lao động quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 2 của Nghị định này mà có yêu cầu thì được hưởng bảo hiểm xã hội một lần nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Đủ tuổi hưởng lương hưu theo quy định tại các Khoản 1, 2 và 4 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội hoặc theo quy định tại Khoản 3 Điều 54 của Luật Bảo hiểm xã hội mà chưa đủ 15 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện;

b) Sau một năm nghỉ việc mà chưa đủ 20 năm đóng bảo hiểm xã hội và không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội;

c) Ra nước ngoài để định cư;

d) Người đang bị mắc một trong những bệnh nguy hiểm đến tính mạng như ung thư, bại liệt, xơ gan cổ chướng, phong, lao nặng, nhiễm HIV đã chuyển sang giai đoạn AIDS và những bệnh khác theo quy định của Bộ Y tế;

Như vậy, theo quy định nêu trên thì người tham gia BHXH được rút BHXH 1 lần khi đóng BHXH dưới 20 năm với điều kiện đã nghỉ việc 1 năm mà không tiếp tục đóng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp đã đến tuổi nghỉ hưu thì người tham gia BHXH được rút BHXH 1 lần nếu không đủ điều kiện hưởng lương hưu và không tiếp tục tham gia BHXH tự nguyện.

Ngoài ra, người tham gia BHXH còn được rút BHXH 1 lần trong trường hợp ra nước ngoài định cư hoặc mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng theo quy định,... 

3. Quyền lợi khi tham gia bảo hiểm xã hội

Theo Luật Bảo hiểm xã hội 2014, hiện nay có hai loại hình bảo hiểm xã hội bao gồm: 

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người lao động và người sử dụng lao động phải tham gia.

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện là loại hình bảo hiểm xã hội do Nhà nước tổ chức mà người tham gia được lựa chọn mức đóng, phương thức đóng phù hợp với thu nhập của mình và Nhà nước có chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội để người tham gia hưởng chế độ theo quy định.

Theo đó, khi đóng bảo hiểm xã hội, người lao động sẽ được hưởng rất nhiều lợi ích. Tùy vào loại bảo hiểm xã hội tham gia là bắt buộc hay tự nguyện mà người lao động sẽ bị giới hạn một số quyền lợi.

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc có các chế độ sau đây: 

Ốm đau; Thai sản; Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp; Hưu trí; Tử Tuất.

NLĐ tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc được giải quyết các chế độ ốm đau, thai sản, hưu trí, tử tuất, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp khi đáp ứng đủ các điều kiện tương ứng theo quy định của pháp luật.

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện có các chế độ sau đây: Hưu trí; Tử tuất

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 5,634

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079