Quy định về lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng mới nhất

31/05/2024 11:58 AM

Tùy vào loại dự án đầu tư xây dựng mà người quyết định đầu tư sẽ lựa chọn hình thức quản lý dự án sao cho phù hợp.

Quy định về lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng mới nhất

Quy định về lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng mới nhất (Hình từ Internet)

Các hình thức tổ chức quản lý dự án đầu tư xây dựng

Căn cứ quy mô, tính chất, nguồn vốn sử dụng và điều kiện thực hiện dự án đầu tư xây dựng, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng một trong các hình thức tổ chức quản lý dự án sau:

(i) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực;

(ii) Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án;

(iii) Chủ đầu tư sử dụng bộ máy chuyên môn trực thuộc;

(iv) Tổ chức tư vấn quản lý dự án.

(Khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020))

Quy định về lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng mới nhất

Cụ thể tại Điều 20 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về lựa chọn hình thức quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:

- Đối với dự án sử dụng vốn đầu tư công, người quyết định đầu tư lựa chọn hình thức quản lý dự án quy định tại khoản 2 Điều 62 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), cụ thể như sau:

+ Người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng chuyên ngành, Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng khu vực (sau đây gọi là Ban quản lý dự án chuyên ngành, Ban quản lý dự án khu vực) trên cơ sở số lượng, tiến độ thực hiện các dự án cùng một chuyên ngành, cùng một hướng tuyến, trong một khu vực hành chính hoặc theo yêu cầu của nhà tài trợ vốn;

+ Trong trường hợp không áp dụng hình thức quản lý dự án theo điểm a khoản này, người quyết định đầu tư quyết định áp dụng hình thức Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án hoặc chủ đầu tư tổ chức thực hiện quản lý dự án hoặc thuê tư vấn quản lý dự án.

- Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công hoặc vốn khác, người quyết định đầu tư quyết định hình thức quản lý dự án được quy định tại khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020), phù hợp với yêu cầu quản lý và điều kiện cụ thể của dự án.

- Đối với dự án sử dụng vốn ODA, vốn vay ưu đãi của nhà tài trợ nước ngoài, hình thức tổ chức quản lý dự án được áp dụng theo quy định của điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ.

Trường hợp điều ước quốc tế về ODA hoặc thỏa thuận với nhà tài trợ không có quy định cụ thể thì hình thức tổ chức quản lý dự án được thực hiện theo quy định của Nghị định 15/2021/NĐ-CP.

- Đối với dự án PPP, hình thức quản lý dự án được thực hiện theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 62 Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi 2020) phù hợp với yêu cầu quản lý, điều kiện cụ thể của dự án và thỏa thuận tại hợp đồng dự án.

Nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng

Theo đó, nội dung quản lý dự án đầu tư xây dựng gồm quản lý về phạm vi, kế hoạch công việc; khối lượng công việc; chất lượng xây dựng; tiến độ thực hiện; chi phí đầu tư xây dựng; an toàn trong thi công xây dựng; bảo vệ môi trường trong xây dựng; lựa chọn nhà thầu và hợp đồng xây dựng; quản lý rủi ro; quản lý hệ thống thông tin công trình và các nội dung cần thiết khác được thực hiện theo quy định của Luật Xây dựng 2014 và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Chủ đầu tư có trách nhiệm thực hiện hoặc giao Ban quản lý dự án, tư vấn quản lý dự án, tổng thầu (nếu có) thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án nêu trên.

(Điều 66 Luật Xây dựng 2014)

Chia sẻ bài viết lên facebook 432

Các tin khác
Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079