Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024

09/09/2024 08:17 AM

Tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở bắt đầu từ 8h00 ngày 09/9/2024 đến trước 17h00 ngày 15/9/2024

Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024

Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024 (Hình từ internet)

>> Xem thêm: Đáp án tuần 3 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024

Đáp án tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024

Ngày 27/5/2024, Ban Chỉ đạo xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở Thành phố Hà Nội ban hành Kế hoạch 109-KH/BCĐ về tổ chức cuộc thi tìm hiểu “Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở” trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024.

Dưới đây là đáp án tham khảo tuần 2 Cuộc thi trực tuyến tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024:

Câu hỏi số 1: Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, đâu là mục đích xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước?

A. Bảo vệ, giữ gìn, phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, phong tục, tập quán tốt đẹp; hạn chế và từng bước loại bỏ phong tục, tập quán lạc hậu.

B. Phát huy vai trò tự quản của cộng đồng dân cư trong việc giữ gìn trật tự, an toàn xã hội, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, môi trường gắn với thực hiện dân chủ ở cơ sở, góp phần tích cực hỗ trợ việc quản lý nhà nước bằng pháp luật.

C. Xây dựng nếp sống văn minh trong cộng đồng dân cư.

D. Tất cả các đáp án.

Câu hỏi số 2: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, cá nhân nào dưới đây là thành viên Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng?

A. Đại diện người dân trên địa bàn thôn, tổ dân phố nơi có chương trình, dự án.

B. Tất cả các đáp án.

C. Người trực tiếp quản lý dự án đầu tư trên địa bàn cấp xã.

D. Cán bộ, công chức cấp xã nơi có chương trình, dự án.

Câu hỏi số 3: Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại đâu?

A. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại cơ quan, đơn vị nơi mình công tác. Trường hợp cơ quan, đơn vị có đơn vị trực thuộc thì việc thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị do người đứng đầu cơ quan, đơn vị quyết định.

B. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại tổ chức có sử dụng lao động nơi mình có giao kết hợp đồng lao động.

C. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại tại xã, phường, thị trấn, tại thôn, tổ dân phố nơi mình cư trú.

D. Công dân là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động thực hiện dân chủ tại đơn vị trực thuộc của cơ quan, đơn vị nơi công tác.

Câu hỏi số 4: Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, đâu là trách nhiệm của Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc bảo đảm hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn?

A. Tất cả các đáp án.

B. Xử lý người có hành vi cản trở hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, người có hành vi trả thù, trù dập thành viên Ban Thanh tra nhân dân theo quy định của pháp luật.

C. Xem xét, giải quyết kịp thời các kiến nghị của Ban Thanh tra nhân dân, thông báo kết quả giải quyết trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được kiến nghị.

D. Cung cấp thông tin hoặc yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ban Thanh tra nhân dân.

Câu hỏi số 5: Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được quy định như thế nào?

A. Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị do Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị trực tiếp chỉ đạo, hướng dẫn hoạt động.

B. Tất cả các đáp án.

C. Ban Thanh tra nhân dân có trách nhiệm báo cáo về hoạt động của mình với Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị và tại hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị.

D. Căn cứ vào nghị quyết hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của cơ quan, đơn vị và sự chỉ đạo, hướng dẫn của Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị, Ban Thanh tra nhân dân xây dựng chương trình công tác theo từng quý, 06 tháng và hằng năm.

Câu hỏi số 6: Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được quy định như thế nào?

A. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 01 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị đề nghị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.

B. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 04 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị đề nghị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.

C. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 03 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị đề nghị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.

D. Nhiệm kỳ của Ban Thanh tra nhân dân là 02 năm. Trong nhiệm kỳ, nếu khuyết thành viên hoặc thành viên Ban Thanh tra nhân dân không hoàn thành nhiệm vụ, không còn được tín nhiệm hoặc xin thôi làm nhiệm vụ thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị đề nghị hội nghị cán bộ, công chức, viên chức, người lao động quyết định cho thôi làm nhiệm vụ và bầu người khác thay thế.

Câu hỏi số 7: Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, trừ các thông tin thuộc bí mật nhà nước, bí mật công tác hoặc thông tin chưa được công khai theo quy định của pháp luật, người đứng đầu cơ quan, đơn vị phải công khai trong nội bộ cơ quan, đơn vị nội dung nào sau đây?

A. Kế hoạch kiểm tra, giám sát hằng năm của cơ quan, đơn vị.

B. Quá trình học tập, làm việc trước khi vào cơ quan công tác của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.

C. Thông tin cá nhân của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị.

D. Chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước liên quan đến tổ chức và hoạt động của cơ quan, đơn vị.

Câu hỏi số 8: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, thẩm quyền triệu tập và chủ trì cuộc họp của cộng đồng dân cư để cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố là?

A. Trưởng Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố, không đồng thời là Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

B. Tổ bầu cử do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập.

C. Ban Thường trực Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã.

D. Triệu tập viên là công dân có uy tín cư trú tại thôn, tổ dân phố.

Câu hỏi số 9: Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư có hiệu lực từ ngày, tháng, năm nào?

A. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 8 năm 2022

B. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 8 năm 2023

C. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 6 năm 2023

D. Nghị định có hiệu lực thi hành từ ngày 16 tháng 8 năm 2024

Câu hỏi số 10: Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, thời hạn niêm yết công khai dự thảo hương ước, quy ước là?

A. Không ít hơn 15 ngày.

B. Không ít hơn 10 ngày.

C. Không ít hơn 45 ngày.

D. Không ít hơn 30 ngày.

Câu hỏi số 11: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, công tác phối hợp trong thực hiện hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước được quy định như thế nào?

A. Tất cả các đáp án.

B. Giữ mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với ban lãnh đạo, điều hành doanh nghiệp và người lao động để kịp thời tiếp nhận ý kiến, phản ánh; tổng hợp, đối chiếu, xác minh và kiến nghị giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo đến cơ quan, cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

C. Thường xuyên phối hợp với người lao động ở doanh nghiệp nhà nước để kịp thời tiếp nhận ý kiến, tổng hợp phản ánh, kiến nghị.

D. Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước hoạt động độc lập và không phối hợp với các bộ phận khác để đảm bảo tính khách quan trong thực hiện nhiệm vụ.

Câu hỏi số 12: Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, thành viên của Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng cần có những tiêu chuẩn nào sau đây?

A. Không có người thân là người có thẩm quyền quyết định đầu tư, chủ đầu tư hoặc đại diện chủ đầu tư, đơn vị tư vấn của chủ đầu tư, nhà thầu dự án hoặc đơn vị tư vấn, giám sát của nhà thầu, người trực tiếp quản lý dự án đầu tư trên địa bàn cấp xã.

B. Có phẩm chất đạo đức tốt, trung thực, công tâm, có uy tín trong cộng đồng dân cư, có đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ; có hiểu biết về chính sách, pháp luật hoặc kinh nghiệm, hiểu biết về các lĩnh vực có liên quan đến chương trình, dự án đầu tư và tự nguyện tham gia Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

C. Tất cả các đáp án.

D. Là công dân thường trú trên địa bàn và không đồng thời là cán bộ, công chức cấp xã.

Câu hỏi số 13: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ của Ban Thanh tra nhân dân ở cơ quan, đơn vị được quy định như thế nào?

A. Giữ mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị để kịp thời tiếp nhận ý kiến, phản ánh; tổng hợp, đối chiếu, xác minh và kiến nghị giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

B. Thường xuyên tổng hợp, đối chiếu, xác minh và kiến nghị giải quyết theo thẩm quyền hoặc báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết theo quy định của pháp luật.

C. Thường xuyên giữ mối liên hệ và phối hợp chặt chẽ với người đứng đầu và cán bộ, công chức, viên chức, người lao động ở cơ quan, đơn vị để kịp thời tiếp nhận ý kiến, phản ánh.

D. Tổng hợp, phân tích, đối chiếu với các quy định pháp luật, quy định, quy chế làm việc của cơ quan, đơn vị để đánh giá, đề xuất, kiến nghị với người đứng đầu cơ quan, đơn vị xem xét giải quyết theo quy định của pháp luật hoặc thông qua Ban Chấp hành Công đoàn cơ quan, đơn vị.

Câu hỏi số 14: Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, công dân thực hiện việc kiểm tra, giám sát thông qua cơ quan, tổ chức nào dưới đây?

A. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã.

B. Tất cả các đáp án.

C. Ủy ban nhân dân cấp xã.

D. Ban công tác Mặt trận ở thôn, tổ dân phố.

Câu hỏi số 15: Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, cơ quan nào quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước?

A. Chính phủ quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.

B. Ban lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.

C. Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp tổ chức quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.

D. Ủy ban Trung ương Mặt trận tổ quốc Việt Nam tổ chức quy định chi tiết tổ chức và hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở doanh nghiệp nhà nước.

Câu hỏi số 16: Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ bao lâu một lần?

A. Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 05 tháng của năm tiếp theo.

B. Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ mỗi năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm tiếp theo do người đại diện có thẩm quyền của doanh nghiệp quyết định sau khi lấy ý kiến của Ban Chấp hành Công đoàn ở doanh nghiệp, ban đại diện của tổ chức đại diện khác của người lao động ở cơ sở (nếu có).

C. Tất cả các đáp án.

D. Hội nghị người lao động được tổ chức định kỳ hai năm một lần sau khi kết thúc năm tài chính của doanh nghiệp nhưng không chậm hơn 03 tháng của năm tiếp theo.

Câu hỏi số 17: Theo Nghị định số 61/2023/NĐ-CP ngày 16/8/2023 của Chính phủ, trường hợp nào dưới đây, hương ước, quy ước bị tạm ngừng thực hiện toàn bộ?

A. Tất cả các đáp án.

B. Có nội dung không phù hợp với nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước, mà nếu áp dụng sẽ gây ra thiệt hại, ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín của cộng đồng dân cư.

C. Không tuân thủ quy định về trình tự, thủ tục soạn thảo, lấy ý kiến và thông qua hương ước, quy ước.

D. Có nội dung không phù hợp với mục đích, nguyên tắc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước.

Câu hỏi số 18: Theo Nghị định số 59/2023/NĐ-CP ngày 14/8/2023 của Chính phủ, thời hạn để Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định việc tiến hành bầu Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố mới là?

A. 90 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

B. 60 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

C. 40 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

D. 50 ngày kể từ ngày có quyết định công nhận cho thôi làm Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố.

Câu hỏi số 19: Theo Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở, quyết định của cộng đồng dân cư về chủ trương và mức đóng góp xây dựng cơ sở hạ tầng, các công trình công cộng trong phạm vi địa bàn cấp xã do Nhân dân đóng góp được thông qua khi nào?

A. Khi có từ 50% tổng số thôn, tổ dân phố trở lên tán thành.

B. Khi có từ hai phần ba tổng số thôn, tổ dân phố trở lên tán thành.

C. Khi có từ 50% tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong xã tán thành.

D. Khi có từ hai phần ba tổng số đại diện hộ gia đình trở lên trong xã tán thành.

Câu hỏi số 20: Luật thực hiện dân chủ ở cơ sở quy định những nội dung nào khuyến khích doanh nghiệp nhà nước công khai?

A. Quy chế thực hiện dân chủ của doanh nghiệp.

B. Các thỏa ước lao động tập thể mà doanh nghiệp đã ký kết, tham gia.

C. Thông tin tài chính, quản lý tài sản công, về công tác cán bộ của doanh nghiệp.

D. Các thông tin về việc bảo đảm đạo đức, văn hóa kinh doanh, việc thực hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp.

Nội dung thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024

- Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.

- Nghị định 59/2023/NĐ-CP, ngày 14/8/2023 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022.

- Nghị định 61/2023/NĐ-CP, ngày 16/8/2023 của Chính phủ về xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của cộng đồng dân cư.

- Thông tri 40/TTr-MTTW-BTT ngày 26/3/2024 của Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hướng dẫn thực hiện các quy định về tổ chức, hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn và Ban Giám sát đầu tư của cộng đồng.

Thời gian thi tìm hiểu Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024

- Tuần 1: từ 8h00’ ngày 01/9/2024 đến trước 17h00’ ngày 08/9/2024

- Tuần 2: từ 8h00’ ngày 09/9/2024 đến trước 17h00’ ngày 15/9/2024

- Tuần 3: từ 8h00’ ngày 16/9/2024 đến trước 17h00’ ngày 22/9/2024

- Tuần 4: từ 8h00’ ngày 23/9/2024 đến trước 17h00’ ngày 30/9/2024

Thời gian trao giải: Dự kiến trong từ ngày 30/10/2024 đến ngày 18/11/2024.

Các hành vi bị nghiêm cấm trong thực hiện dân chủ ở cơ sở

- Gây khó khăn, phiền hà hoặc cản trở, đe dọa công dân thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Bao che, cản trở, trù dập hoặc thiếu trách nhiệm trong việc giải quyết kiến nghị, khiếu nại, tố cáo; tiết lộ thông tin về người tố cáo, người cung cấp thông tin về hành vi vi phạm có liên quan đến việc thực hiện dân chủ ở cơ sở.

- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để thực hiện hành vi xâm phạm an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

- Lợi dụng việc thực hiện dân chủ ở cơ sở để xuyên tạc, vu khống, gây mâu thuẫn, kích động bạo lực, phân biệt vùng, miền, giới tính, tôn giáo, dân tộc, gây thiệt hại cho cá nhân, cơ quan, đơn vị, tổ chức.

- Giả mạo giấy tờ, gian lận hoặc dùng thủ đoạn khác để làm sai lệch kết quả bàn, quyết định, tham gia ý kiến của công dân.

(Điều 9 Luật Thực hiện dân chủ ở cơ sở 2022)

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 25,973

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079