02 trường hợp kéo dài thời gian thực hiện nghĩa vụ quân sự 2025 (Hình từ internet)
Theo Điều 21 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 và Điều 4 Thông tư 279/2017/TT-BQP thì thời hạn phục vụ tại ngũ trong thời bình của hạ sĩ quan, binh sĩ là 24 tháng.
Tuy nhiên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng được quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp sau đây:
- Để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu;
- Đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Lưu ý: Trong thời gian kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, nếu hạ sĩ quan, binh sĩ có hoàn cảnh gia đình gặp khó khăn hoặc không đủ tiêu chuẩn sức khỏe hoặc không đủ tiêu chuẩn chính trị theo quy định, thì được giải quyết xuất ngũ.
Như vậy, theo quy định nêu trên, hạ sĩ quan, binh sĩ khi đã phục vụ tại ngũ đủ thời hạn theo quy định được kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ nhưng không quá 06 tháng trong trường hợp để bảo đảm nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu hoặc đang thực hiện nhiệm vụ phòng, chống thiên tai, dịch bệnh, cứu hộ, cứu nạn.
Cách tính thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được quy định tại Điều 22 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 như sau:
Thời gian phục vụ tại ngũ của hạ sĩ quan, binh sĩ được tính từ ngày giao, nhận quân; trong trường hợp không giao, nhận quân tập trung thì tính từ ngày đơn vị Quân đội nhân dân tiếp nhận đến khi được cấp có thẩm quyền quyết định xuất ngũ.
Lưu ý: Thời gian đào ngũ, thời gian chấp hành hình phạt tù tại trại giam không được tính vào thời gian phục vụ tại ngũ.
Thẩm quyền giải quyết xuất ngũ được quy định tại Điều 6 Thông tư 279/2017/TT-BQP như sau:
- Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quyết định thời gian, số lượng hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ hằng năm.
- Chỉ huy trưởng cấp trung đoàn và tương đương quyết định xuất ngũ đối với hạ sĩ quan, binh sĩ thuộc quyền.
- Chỉ huy trưởng cấp sư đoàn và tương đương trở lên xem xét, phê duyệt đối với trường hợp hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ trước thời hạn.
- Trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ban hành quyết định hạ sĩ quan, binh sĩ xuất ngũ về địa phương, nếu cá nhân được tiếp nhận vào làm việc tại cơ quan Nhà nước, tổ chức, cơ sở kinh tế thuộc các thành phần kinh tế và có nguyện vọng xin làm thủ tục chuyển đến nơi tiếp nhận vào làm việc, thì Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự cấp huyện xem xét, giải quyết theo quy định.
Đối tượng miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự được quy định tại Điều 14 Luật Nghĩa vụ quân sự 2015 bao gồm:
Người khuyết tật, người mắc bệnh hiểm nghèo, bệnh tâm thần hoặc bệnh mãn tính theo quy định của pháp luật.
Theo đó, tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 105/2023/TT-BQP quy định 10 bệnh thuộc diện miễn đăng ký nghĩa vụ quân sự, không nhận vào quân thường trực, gồm:
TT |
TÊN BỆNH |
MÃ BỆNH ICD10 |
1 |
Tâm thần |
F20 đến F29 |
2 |
Động kinh |
G40 |
3 |
Bệnh Parkinson |
G20 |
4 |
Mù một mắt |
H54.4 |
5 |
Điếc |
H90 |
6 |
Di chứng do lao xương khớp |
B90.2 |
7 |
Di chứng do phong |
B92 |
8 |
Các bệnh lý ác tính (U ác, bệnh máu ác tính) |
C00 đến C97; D00 đến D09; D45 đến D47 |
9 |
Người nhiễm HIV |
B20 đến B24; Z21 |
10 |
Người khuyết tật mức độ đặc biệt nặng và nặng |
|