Ngày 23/11 là ngày gì? Sau ngày 23/11 người lao động còn ngày nghỉ lễ nào trong năm không?

21/11/2024 17:30 PM

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung về việc ngày 23/11 là ngày gì? Sau ngày 23/11 người lao động còn ngày nghỉ lễ nào trong năm không?

Ngày 23/11 là ngày gì? Sau ngày 23/11 người lao động còn ngày nghỉ lễ nào trong năm không

Ngày 23/11 là ngày gì? Sau ngày 23/11 người lao động còn ngày nghỉ lễ nào trong năm không? (Hình từ internet)

Ngày 23/11 là ngày gì?

Theo Điều lệ ban hành kèm theo Quyết định 282/QĐ-TTg năm 2018 quy định như sau:

...

Hội Chữ thập đỏ Việt Nam được thành lập ngày 23 tháng 11 năm 1946, có vinh dự, tự hào được Chủ tịch Hồ Chí Minh kính yêu đặt nền móng, sáng lập và chính Người là Chủ tịch danh dự đầu tiên, liên tục trong 23 năm (1946-1969).

...

Theo Điều 1 Quyết định 840/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:

Lấy ngày 23 tháng 11 hằng năm là “Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam”.

Theo Quyết định 299-CT năm 1988 ngày 23/11/1988 về việc cho phép thành lập Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.

Theo Điều 1 Quyết định 36/2005/QĐ-TTg quy định như sau:

Hàng năm lấy ngày 23 tháng 11 là "Ngày Di sản văn hoá Việt Nam".

Như vậy, ngày 23/11 là các ngày:

- Ngày thành lập Hội Chữ thập đỏ Việt Nam.

- Ngày Di sản văn hoá Việt Nam.

- Ngày truyền thống Thanh tra Việt Nam.

- Ngày thành lập Hội Bảo vệ thiên nhiên và môi trường Việt Nam.

Bên cạnh đó, ngày 23/11 cũng là Ngày Khởi nghĩa Nam kỳ (23/11/1940).

Sau ngày 23/11 người lao động còn ngày nghỉ lễ nào trong năm không?

Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019, người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

- Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);

- Tết Âm lịch: 05 ngày;

- Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);

- Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);

- Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);

- Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).

Lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài các ngày nghỉ theo quy định trên còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

Như vậy, sau ngày 23/11 người lao động sẽ không còn dịp nghỉ lễ nào được hưởng nguyên lương trong năm 2024.

Quyền và nghĩa vụ của người lao động

Người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận, được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động. Người lao động có quyền và nghĩa vụ như sau:

(1) Quyền của người lao động

Quyền của người lao động bao gồm:

- Làm việc; tự do lựa chọn việc làm, nơi làm việc, nghề nghiệp, học nghề, nâng cao trình độ nghề nghiệp; không bị phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, quấy rối tình dục tại nơi làm việc;

- Hưởng lương phù hợp với trình độ, kỹ năng nghề trên cơ sở thỏa thuận với người sử dụng lao động; được bảo hộ lao động, làm việc trong điều kiện bảo đảm về an toàn, vệ sinh lao động; nghỉ theo chế độ, nghỉ hằng năm có hưởng lương và được hưởng phúc lợi tập thể;

- Thành lập, gia nhập, hoạt động trong tổ chức đại diện người lao động, tổ chức nghề nghiệp và tổ chức khác theo quy định của pháp luật; yêu cầu và tham gia đối thoại, thực hiện quy chế dân chủ, thương lượng tập thể với người sử dụng lao động và được tham vấn tại nơi làm việc để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của mình; tham gia quản lý theo nội quy của người sử dụng lao động;

- Từ chối làm việc nếu có nguy cơ rõ ràng đe dọa trực tiếp đến tính mạng, sức khỏe trong quá trình thực hiện công việc;

- Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động;

- Đình công;

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

(Khoản 1 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019)

(2) Nghĩa vụ của người lao động

Nghĩa vụ của người lao động bao gồm:

- Thực hiện hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể và thỏa thuận hợp pháp khác;

- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động;

- Thực hiện quy định của pháp luật về lao động, việc làm, giáo dục nghề nghiệp, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn, vệ sinh lao động.

(Khoản 2 Điều 5 Bộ luật Lao động 2019)

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 204

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079