Phân biệt đường đôi và đường hai chiều (Hình từ internet)
Cả đường đôi và đường hai chiều đều cho 2 chiều xe chạy. Tuy nhiên đây lại là hai loại đường khác nhau.
Cách phân biệt đơn giản nhất của 2 loại đường này là dựa vào dải phân cách hoặc vạch sơn.
- Đường đôi sẽ có dải phân cách ở giữa 2 chiều xe chạy, còn đường hai chiều sẽ không có dải phân cách giữa 2 chiều xe chạy.
Dải phân cách trên đường đôi có thể là dải phân cách bằng bê tông, hộ lan, bó vỉa bên trong có đổ đất trồng cây hoặc dải phân cách di động,…
Dải phân cách có hai loại là dải phân cách cố định và dải phân cách di động. - Dải phân cách cố định là dải phân cách có vị trí cố định trên phần đường xe chạy. Dải phân cách cố định gồm các loại cơ bản sau: + Dải phân cách dạng bó vỉa bên trong đổ đất trồng cây (đối với dải phân cách rộng), có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm; + Dải phân cách có dạng một dải đất xen kẹp giữa các phần xe chạy, có dạng lõm xuống hoặc tận dụng điều kiện địa hình tự nhiên, có thể sử dụng kết hợp lan can phòng hộ nửa cứng hoặc mềm; + Dải phân cách sử dụng lan can phòng hộ cứng xây cố định trên mặt đường có chiều cao trong khoảng 0,3 m - 0,8 m, tối đa là 1,27 m nếu có nhu cầu chắn sáng, độ rộng tùy theo mặt đường rộng hẹp để thiết kế và được gắn tiêu phản quang hoặc được sơn phản quang theo các quy định về bố trí tiêu phản quang và vạch kẻ đường (vạch đứng) quy định trong QCVN 41:2019/BGTVT. - Dải phân cách di động là các dải phân cách có thể di chuyển theo bề rộng trên mặt đường được tạo bởi các cột (cục) bê tông, nhựa composite bên trong có thể đổ cát hoặc nước cao từ 0,3 m - 0,8 m xếp liền nhau hoặc có các ống thép xuyên qua tạo thành hệ thống lan can trên mặt đường. |
- Đường hai chiều sẽ được phân cách 2 chiều xe chạy bằng vạch sơn.
Ngoài ra, có thể nhận biết đường đôi bằng biển báo bắt đầu đường đôi W.235, nhận biết đường hai chiều bằng biển báo bắt đầu đường hai chiều W.204 hoặc biển báo W.234 "Giao nhau với đường hai chiều".
Biển báo W.235 Bắt đầu đường đôi và Biển báo W.236 Kết thúc đường đôi
Biển báo W.204 "Đường hai chiều"
Biển báo W.234 "Giao nhau với đường hai chiều"
Căn cứ pháp lý: QCVN 41:2019/BGTVT về báo hiệu đường bộ
Hình ảnh đường đôi
Hình ảnh đường hai chiều
|
Tốc độ khai thác tối đa (km/h) |
|
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên |
Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới |
|
Trong khu vực đông dân cư |
60 |
50 |
Ngoài khu vực đông dân cư |
70 |
60 |
Riêng xe gắn máy (tức xe từ 50 phân khối trở xuống) thì tốc độ tối đa là 40 km/h trên mọi loại đường.
|
Tốc độ khai thác tối đa (km/h) |
|
Đường đôi; đường một chiều có từ hai làn xe cơ giới trở lên |
Đường hai chiều; đường một chiều có một làn xe cơ giới |
|
1. Trong khu vực đông dân cư |
60 |
50 |
2. Ngoài khu vực đông dân cư |
||
Xe ô tô chở người đến 28 chỗ không kể chỗ của người lái xe (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải không lớn hơn 3,5 tấn |
90 |
80 |
Xe ô tô chở người trên 28 chỗ không kể chỗ người lái xe (trừ xe buýt); ô tô tải có trọng tải trên 3,5 tấn (trừ ô tô xi téc) |
80 |
70 |
Xe buýt; ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc (trừ ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc xi téc); ô tô chuyên dùng (trừ ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông lưu động) |
70 |
60 |
Ô tô kéo rơ moóc; ô tô kéo xe khác; ô tô trộn vữa, ô tô trộn bê tông lưu động, ô tô xi téc, ô tô đầu kéo kéo sơ mi rơ moóc xi téc, ô tô kéo theo rơ moóc xi téc) |
60 |
50 |
Căn cứ pháp lý: Thông tư 38/2024/TT-BGTVT