Phải làm sao nếu không tự cài sinh trắc học tại nhà được? (Hình từ internet)
Hiện nay, người dân có thể tự cài sinh trắc học tại nhà. Người đân chỉ cần chuẩn bị CCCD 12 số gắn chip còn hạn sử dụng hoặc thẻ căn cước và thiết bị di động có hỗ trợ NFC.
>>> Xem thêm: Hướng dẫn tự cài sinh trắc học tại nhà trên ứng dụng ngân hàng
Trường hợp người dân không có điện thoại thông minh hoặc điện thoại không có NFC hoặc không tự cài sinh trắc học tại nhà được thì người dân có thể đến phòng giao dịch của ngân hàng mà mình đã mở thẻ được hỗ trợ cài đặt sinh trắc học.
Lưu ý khi đi nhớ mang theo thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước.
Theo điểm c, khoản 5 Điều 17 Thông tư 17/2024/TT-NHNN; khoản 6 Điều 16 Thông tư 18/2024/TT-NHNN thì từ ngày 01/01/2025, nếu không xác thực sinh trắc học thì không được rút tiền ATM hoặc chuyển khoản. Tuy nhiên chỉ không được rút tiền tại ATM bằng phương thức điện tử (ví dụ rút bằng mã QR,...), còn rút tiền bằng thẻ vật lý vẫn được phép.
>>> Xem chi tiết TẠI ĐÂY
Để đảm bảo an toàn cho tài khoản ngân hàng của mình thì người dân cần lưu ý những vấn đề sau:
- Bảo vệ bí mật mã khóa bí mật, mã PIN, OTP và không chia sẻ các thiết bị lưu trữ các thông tin này;
- Không nên sử dụng máy tính công cộng để truy cập, thực hiện giao dịch; không nên sử dụng mạng WIFI công cộng khi sử dụng dịch vụ Online Banking;
- Không lưu lại tên đăng nhập và mã khóa bí mật, mã PIN trên các trình duyệt;
- Thoát khỏi phần mềm ứng dụng Online Banking khi không sử dụng;
- Nhận dạng và hành động xử lý một số tình huống lừa đảo, giả mạo trang tin điện tử, phần mềm ứng dụng Online Banking;
- Cài đặt đầy đủ các bản vá lỗ hổng bảo mật của hệ điều hành, phần mềm ứng dụng Mobile Banking; xem xét cài đặt phần mềm phòng chống mã độc và cập nhật mẫu nhận diện mã độc mới nhất trên thiết bị cá nhân sử dụng để giao dịch;
- Lựa chọn các hình thức xác nhận giao dịch có mức độ an toàn, bảo mật theo quy định và phù hợp với nhu cầu của khách hàng về hạn mức giao dịch;
- Không sử dụng các thiết bị di động đã bị phá khóa để tải và sử dụng phần mềm ứng dụng Online Banking, phần mềm tạo OTP;
- Không cài đặt các phần mềm lạ, phần mềm không có bản quyền, phần mềm không rõ nguồn gốc;
- Thông báo kịp thời cho đơn vị khi phát hiện các giao dịch bất thường;
- Thông báo ngay cho đơn vị các trường hợp: mất, thất lạc, hư hỏng thiết bị tạo OTP, số điện thoại nhận tin nhắn SMS, thiết bị lưu trữ khóa bảo mật tạo chữ ký điện tử; bị lừa đảo hoặc nghi ngờ bị lừa đảo; bị tin tặc hoặc nghi ngờ bị tin tặc tấn công.
(Khoản 2 Điều 18 Thông tư 50/2024/TT-NHNN)
Theo Thông tư 50/2024/TT-NHNN, khi chuyển khoản, nạp/rút tiền từ ví điện tử > 10 triệu/lần hoặc ≤ 10 triệu/lần nhưng > 20 triệu/ngày, khách hàng cá nhân phải xác thực bằng 2 phương thức:
- OTP gửi qua SMS/Voice hoặc Soft OTP/Token OTP loại cơ bản hoặc chữ ký điện tử,
- Và kết hợp khớp đúng thông tin sinh trắc học.
Như vậy, từ năm 01/01/2025, nếu chuyển khoản trên 10 triệu thì bên cạnh xác thực sinh trắc học, còn phải xác thực thêm mã OTP (thông dụng nhất là OTP được gửi qua tin nhắn SMS) hoặc chữ ký điện tử.