Bộ Tài chính trả lời về kiến nghị có biện pháp kiểm soát thị trường vàng (Hình từ Internet)
Bộ Tài chính ban hành Công văn 12918/BTC-TCNH ngày 26/11/2024 về việc trả lời kiến nghị của cử tri gửi đến kỳ họp thứ 7 Quốc hội khóa XV.
Công văn 12918/BTC-TCNH |
Bộ Tài chính nhận được kiến nghị của cử tri tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu do Văn phòng Chính phủ và Ban Dân nguyện chuyển tới tại Công văn 4373/VPCP-QHĐP ngày 23/6/2024 và Công văn 499/BDN ngày 14/6/2024, nội dung kiến nghị như sau:
Cử tri kiến nghị Bộ Tài chính phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có biện pháp hữu hiệu để kiểm soát thị trường vàng để ngăn chặn sự nhiễu loạn như hiện nay.
Theo đó, Bộ Tài chính xin trả lời như sau:
* Theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng (Khoản 3 Điều 17):
“Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trình cơ quan có thẩm quyền ban hành hoặc ban hành theo thẩm quyền chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu vàng, thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt và thuế thu nhập đối với hoạt động kinh doanh vàng phù hợp trong từng thời kỳ"
* Về chính sách thuế đối với mặt hàng vàng
** Về chính sách thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi
Hiện hành, mức thuế suất thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng vàng, trong đó có vàng nguyên liệu, vàng trang sức mỹ nghệ được quy định tại Biểu thuế xuất khẩu ban hành kèm Nghị định 26/2023/NĐ-CP về Biểu thuế xuất khẩu, Biểu thuế nhập khẩu ưu đãi, cụ thể:
- Chính sách thuế xuất khẩu: Mức thuế suất thuế xuất khẩu đối với vàng nguyên liệu là 2% và vàng trang sức, mỹ nghệ được quy định thống nhất là 1% (không phân biệt theo hàm lượng vàng như trước đây), đảm bảo phù hợp với nguyên tắc ban hành biểu thuế, thuế suất quy định tại Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 (thuế suất thuế xuất khẩu tăng dần từ thành phẩm đến nguyên liệu thô).
- Chính sách thuế nhập khẩu ưu đãi: Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng vàng chưa gia công là 0% đề khuyến khích nhập khẩu vàng nguyên liệu; Mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đối với mặt hàng vàng trang sức, mỹ nghệ quy định ở mức cao là 25%-30% để bảo hộ cho ngành sản xuất, chế tác trang sức trong nước trước các sản phẩm nhập khẩu.
** Về chính sách thuế giá trị gia tăng (GTGT)
- Tại khoản 22 Điều 5 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 quy định vàng thỏi, vàng miếng không chịu thuế GTGT tại khâu nhập khẩu; vàng trang sức, các sản phẩm khác bằng vàng nhập khẩu chịu thuế GTGT 10%.
- Tại Điều 8 và Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 đã được sửa đổi, bổ sung quy định trong nội địa, hoạt động mua, bán, chế tác vàng tỉnh nộp thuế GTGT theo phương pháp tính trực tiếp trên GTGT, số thuế GTGT phải nộp bằng chênh lệch giữa giá bán trừ (-) giá vốn nhân (x) với thuế suất 10%.
** Về chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB)
Theo quy định của Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt hiện hành, mặt hàng vàng không thuộc đối tượng chịu thuế TTĐB.
* Về công tác quản lý
** Về công tác quản lý thuế đối với hoạt động kinh doanh vàng bạc
Bộ Tài chính đã có các văn bản chỉ đạo Tổng cục Thuế về việc tăng cường các biện pháp quản lý, giám sát, đấu tranh phòng, chống buôn lậu, kinh doanh trái phép vàng và tăng cường công tác đấu tranh phòng chống buôn lậu, gian lận thương mại, vận chuyển trái phép hàng hóa.
Tổng cục Thuế đã ban hành các văn bản yêu cầu các Cục Thuế chỉ đạo các phòng chức năng, các Chỉ cục Thuế thực hiện rà soát toàn bộ các doanh nghiệp, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, gia công vàng bạc, đá quý trên địa bàn quản lý, đặc biệt là các hoạt động kinh doanh mua bán vàng nguyên liệu và vàng miếng…
Thực hiện nguyên tắc quản lý rủi ro trong quản lý thuế để thực hiện kiểm tra hồ sơ tại trụ sở Cơ quan Thuế theo quy định, trường hợp phát hiện rủi ro thì thực hiện thanh tra, kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế theo quy định, trong đó tiếp tục chủ trọng công tác thanh tra, kiểm tra việc sử dụng hóa đơn theo đúng quy định và hướng dẫn, chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế.
Bên cạnh đó, thời gian qua, ngành Thuế đã thực hiện triển khai chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính trong việc triển khai áp dụng Hóa đơn điện tử đối với hoạt động kinh doanh vàng. Tổng cục Thuế đã có các văn bản chỉ đạo Cơ quan Thuế địa phương trong công tác quản lý thuế, việc áp dụng Hóa đơn điện tử trong các hoạt động kinh doanh vàng.
* Ngoài ra, để triển khai kịp thời, hiệu quả chỉ đạo Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính đã ban hành các công văn chỉ đạo các Cục Hải quan các tỉnh. thành phố tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, kiểm soát và chống buôn lậu vận chuyển trái phép mặt hàng vàng qua biên giới; quản lý chặt chẽ các hoạt động xuất, nhập khẩu vàng của các doanh nghiệp được cấp phép; giám sát chặt chẽ hàng hóa, hành lý qua các cửa khẩu, các lô hàng có dấu hiệu vi phạm tiến hành kiểm tra, xử lý theo đúng quy định của pháp luật. Đồng thời, yêu cầu Cục Hải quan các tỉnh, thành phố, Cục Điều tra chống buôn lậu căn cứ chức năng, nhiệm vụ, tỉnh hình thực tế tại địa bản quản lý để xây dựng, triển khai Kế hoạch Kiểm soát chống buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, tiền tệ qua biên giới
Về kết quả triển khai công tác chống buôn lậu vàng, ngoại tệ: Từ 01/01/2024 đến ngày 14/9/2024: Cơ quan hải quan đã chủ trì, phối hợp với các lực lượng chức năng phát hiện bắt giữ 07 vụ/10 đối tượng, trọng lượng trên 08 kg vàng; 14 vụ tiền tệ/17 đối tượng, thu giữ trên 762 nghìn USD và trên 1,3 tỷ Việt Nam đồng.
- Về các biện phòng ngừa áp dụng để phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép qua biên giới vàng, ngoại tệ:
Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, trong thời gian tới, Cơ quan Hải quan sẽ triển khai các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng, ngoại tệ qua biên giới trong khu vực địa bàn hoạt động hải quan:
+ Đẩy mạnh các hoạt động nghiệp vụ, tuần tra khu vực cửa khẩu biên giới thuộc địa bàn hoạt động hải quan; sử dụng mạng lưới cơ sở bí mật, nắm chắc di biến động của đối tượng, lô hàng để phối hợp với các lực lượng chức năng tổ chức dùng bắt đúng thời điểm. Tổ chức lập kế hoạch chỉ tiết và thực hiện đấu tranh các chuyên án về buôn lậu, vận chuyển trái phép vàng qua biên giới;
+ Nâng cao năng lực của công chức hải quan kiểm hóa, giảm sát tại cửa khẩu và công chức thực hiện soi chiều, phân tích đánh giá hình ảnh qua máy soi, để đưa các lô hàng, phương tiện có nguy cơ rủi ro cao (trà trộn, trộn lẫn vàng với hàng hóa thông thường, ngụy trang vàng thành các loại hàng hóa khác) để đưa vào diện soi chiều, kiểm tra thực tế nhằm kịp thời phát hiện, bắt giữ và xử lý theo đúng quy định pháp luật;
+ Thu thập, xử lý thông tin, phân tích rủi ro các lô hàng trọng điểm, đổi tượng trọng điểm, đồng thời tăng cường kiểm tra có mục tiêu đối với các doanh nghiệp, cá nhân có rủi ro cao; kiểm soát chặt chẽ kiểm tra hành lý của hành khách xuất nhập cảnh (bao gồm cả tiếp viên, tổ bay...), hàng hóa chuyển phát nhanh, tăng tỷ lệ kiểm tra đối với hành lý, hàng hóa chuyển phát nhanh xuất phát từ các quốc gia trọng điểm và các tuyến đường trọng điểm;
+ Tăng cường trao đổi thông tin với Hải quan các nước, interpol, các đơn vị chức năng thuộc Ngân hàng Nhà nước và phối hợp chặt chẽ với các lực lượng chức năng trên địa bản (công an, cảng vụ, biên phòng) để trao đổi, chia sẻ thông tin, tổ chức phối hợp tuần tra, kiểm soát, đấu tranh chuyên án, đặc biệt là các chuyên án đấu tranh với các đường dây buôn lậu vàng xuyên quốc gia.
Xem thêm tại Công văn 12918/BTC-TCNH ban hành ngày 26/11/2024.