Danh sách các tỉnh thành chưa từng sáp nhập từ khi thành lập tới nay (Hình từ Internet)
Theo đó, ở Việt Nam, phần lớn các tỉnh và thành phố đã trải qua quá trình thay đổi địa giới hành chính, bao gồm sáp nhập hoặc tách ra trong các giai đoạn lịch sử khác nhau. Tuy nhiên, có một số tỉnh, thành phố vẫn giữ nguyên ranh giới kể từ khi được thành lập mà chưa từng bị sáp nhập với địa phương nào khác. Sau đây là danh sách các tỉnh thành chưa từng sáp nhập từ khi thành lập tới nay, cụ thể:
(1) Tỉnh Thái Bình
- Ngày 21/3/1890, toàn quyền Pháp ra Nghị định thành lập tỉnh Thái Bình bao gồm các huyện : Thanh Quan, Thuỵ Anh, Ðông Quan, Trực Ðịnh (trước là Chân Ðịnh), Thư Trì, Vũ Tiên, Tiền Hải, Phụ Dực, Quỳnh Côi (thuộc tỉnh Nam Ðịnh) và huyện Thần Khê (thuộc tỉnh Hưng Yên). Năm Thành Thái thứ 6 (1894) cắt thêm 2 huyện Hưng Nhân, Duyên Hà (thuộc tỉnh Hưng Yên) nhập trở lại Thái Bình. Ðến lúc này tỉnh Thái Bình với tư cách là một tỉnh - đơn vị hành chính độc lập - bao gồm 3 phủ với 12 huyện, 90 tổng, 802 làng, xã với số dân 161.927 người, số ruộng đất là 365.287 mẫu.
- Sau Cách mạng tháng 8 năm 1945, ngày 10/4/1946 Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định bỏ đơn vị tổng, đổi phủ thành huyện.
Toàn tỉnh lúc này được chia thành 12 huyện, một thị xã với 829 xã, thôn.
- Ngày 17/6/1969, Hội đồng Chính phủ ra quyết định 93-CP về việc hợp nhất và điều chỉnh địa giới các huyện.
- Năm 1982 và 1986 Hội đồng Bộ trưởng quyết định sáp nhập một số xã ở Vũ Thư và mở rộng địa giới hành chính của thị xã Thái Bình.
(2) Tỉnh Thanh Hóa
- Ngày 12/7/2017, tại kỳ họp thứ ba, HĐND tỉnh khóa XVII đã quyết nghị lấy năm 1029 là năm ra đời Danh xưng Thanh Hóa với tư cách đơn vị hành chính trực thuộc Trung ương. Sự kiện lịch sử này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, tạo sự phấn khởi, lan tỏa trong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong tỉnh.
- Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, các cấp hành chính là châu, phủ, quận bị bãi bỏ. Tỉnh Thanh Hóa lúc này có 21 đơn vị hành chính gồm thị xã Thanh Hóa và 20 huyện: Bá Thước, Cẩm Thủy, Đông Sơn, Hà Trung, Hậu Lộc, Hoằng Hóa, Lang Chánh, Nga Sơn, Ngọc Lặc, Như Xuân, Nông Cống, Quan Hóa, Quảng Xương, Thạch Thành, Thiệu Hóa, Thọ Xuân, Thường Xuân, Tĩnh Gia, Vĩnh Lộc, Yên Định.
Cho đến nay thì tỉnh Thanh Hóa đã trải qua nhiều lần sáp nhập, chia tách đơn vị hành chính cấp huyện, xã chứ chưa từng sáp nhập với đơn vị hành chính cấp tỉnh khác.
Sau đây sẽ là danh sách 63 tỉnh thành Việt Nam và các thành phố trực thuộc năm 2025 mới nhất bao gồm 57 tình và 06 thành phố trực trung ương, cụ thể
TT |
Tên tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương |
Thành phố trực thuộc |
THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG |
||
1 |
Thành phố Hà Nội |
|
2 |
Thành phố Hồ Chí Minh |
TP. Thủ Đức |
3 |
Thành phố Hải Phòng |
TP. Thủy Nguyên |
4 |
Thành phố Đà Nẵng |
|
5 |
Thành phố Cần Thơ |
|
6 |
Thành phố Huế |
|
TỈNH |
||
7 |
Vĩnh Phúc |
TP. Phúc Yên TP. Vĩnh Yên |
8 |
Bắc Ninh |
TP. Bắc Ninh |
9 |
Quảng Ninh |
TP. Hạ Long TP. Uông Bí TP. Cẩm Phả TP. Móng Cái TP. Đông Triều |
10 |
Hải Dương |
TP. Hải Dương TP. Chí Linh |
11 |
Hưng Yên |
TP. Hưng yên |
12 |
Thái Bình |
TP. Thái Bình |
13 |
Hà Nam |
TP. Phủ Lý |
14 |
Nam Định |
TP. Nam Định |
15 |
Ninh Bình |
TP. Hoa Lư TP. Tam Điệp |
16 |
Hà Giang |
TP. Hà Giang |
17 |
Cao Bằng |
TP. Cao Bằng |
18 |
Bắc Kạn |
TP. Bắc Kạn |
19 |
Tuyên Quang |
TP. Tuyên Quang |
20 |
Lào Cai |
TP. Lào Cai |
21 |
Yên Bái |
TP. Yên Bái |
22 |
Thái Nguyên |
TP. Thái Nguyên TP. Sông Công |
23 |
Lạng Sơn |
TP. Lạng Sơn |
24 |
Bắc Giang |
TP. Bắc Giang |
25 |
Phú Thọ |
TP. Việt Trì |
26 |
Điện Biên |
TP. Điện Biên Phủ |
27 |
Lai Châu |
TP. Lai Châu |
28 |
Sơn La |
TP. Sơn La |
29 |
Hoà Bình |
TP. Hòa Bình |
30 |
Thanh Hoá |
TP. Thanh Hóa TP. Sầm Sơn |
31 |
Nghệ An |
TP. Vinh |
32 |
Hà Tĩnh |
TP. Hà Tĩnh |
33 |
Quảng Bình |
TP. Đồng Hới |
34 |
Quảng Trị |
TP. Đông Hà |
35 |
Quảng Nam |
TP. Tam Kỳ TP. Hội An |
36 |
Quảng Ngãi |
TP. Quảng Ngãi |
37 |
Bình Định |
TP. Quy Nhơn |
38 |
Phú Yên |
TP. Tuy Hòa |
39 |
Khánh Hoà |
TP. Nha Trang TP. Cam Ranh |
40 |
Ninh Thuận |
TP. Phan Rang – Tháp Chàm |
41 |
Bình Thuận |
TP. Phan Thiết |
42 |
Kon Tum |
TP. Kon Tum |
43 |
Gia Lai |
TP. Pleiku |
44 |
Đắk Lắk |
TP. Buôn Ma Thuột |
45 |
Đắk Nông |
TP. Gia Nghĩa |
46 |
Lâm Đồng |
TP. Đà Lạt TP. Bảo Lộc |
47 |
Bình Phước |
TP. Đồng Xoài |
48 |
Tây Ninh |
TP. Tây Ninh |
49 |
Bình Dương |
TP. Thủ Dầu Một TP. Dĩ An TP. Thuận An TP. Tân Uyên TP. Bến Cát |
50 |
Đồng Nai |
TP. Biên Hòa TP. Long Khánh |
51 |
Bà Rịa – Vũng Tàu |
TP. Vũng Tàu TP. Bà Rịa TP. Phú Mỹ (từ ngày 01/03/2025) |
52 |
Long An |
TP. Tân An |
53 |
Tiền Giang |
TP. Mỹ Tho TP. Gò Công |
54 |
Bến Tre |
TP. Bến Tre |
55 |
Trà Vinh |
TP. Trà Vinh |
56 |
Vĩnh Long |
TP. Vĩnh Long |
57 |
Đồng Tháp |
TP. Cao Lãnh TP. Sa Đéc TP. Hồng Ngự |
58 |
An Giang |
TP. Long Xuyên TP. Châu Đốc |
59 |
Kiên Giang |
TP. Rạch Giá TP. Phú Quốc |
60 |
Hậu Giang |
TP. Vị Thanh TP. Ngã Bảy |
61 |
Sóc Trăng |
TP. Sóc Trăng |
62 |
Bạc Liêu |
TP. Bạc Liêu |
63 |
Cà Mau |
TP. Cà Mau |
Trên đây là phần nội dung về “Danh sách các tỉnh thành chưa từng sáp nhập từ khi thành lập tới nay”