Danh sách các tỉnh vùng Tây Nguyên hiện nay trước khi sáp nhập tỉnh (Hình từ internet)
Về tổng quan vị trí địa lý, Tây Nguyên là vùng cao nguyên, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía đông giáp các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, phía nam giáp các tỉnh Đồng Nai, Bình Phước và cuối cùng là phía Tây giáp với biên giới của Lào và Campuchia.
Hiện nay, vùng Tây Nguyên là có 05 tỉnh, dưới đây danh sách các tỉnh và thành phố trực thuộc cụ thể:
TT |
Tên tỉnh |
Thành phố trực thuộc |
Ký hiệu biển số xe |
1 |
Kom Tum |
TP. Kon Tum |
82 |
2 |
Gia Lai |
TP. Pleiku |
81 |
3 |
Đắk Lắk |
TP. Buôn Ma Thuột |
47 |
4 |
Đắk Nông |
TP. Gia Nghĩa |
48 |
5 |
Lâm Đồng |
TP. Đà Lạt TP. Bảo Lộc |
49 |
Ngày 04/05/2024, Thủ tướng đã có Quyết định 377/QĐ-TTg về Phê duyệt Quy hoạch vùng tây nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Theo đó, phê duyệt quy hoạch vùng Tây Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với những nội dung được đơn cử như sau:
* Mục tiêu tổng quát đến 2030
Đến năm 2030, Tây Nguyên trở thành vùng phát triển nhanh, bền vững dựa trên kinh tế xanh, tuần hoàn; phát triển kinh tế nông nghiệp hiệu quả cao, dựa trên nền tảng khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số; hình thành một số sản phẩm nông nghiệp quy mô lớn có thương hiệu quốc tế gắn với các trung tâm chế biến; trở thành điểm đến hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế. Cơ bản hình thành hạ tầng giao thông quan trọng, hạ tầng số.
Hệ thống thiết chế văn hóa được nâng cấp; giàu bản sắc văn hóa dân tộc. Giải quyết căn bản vấn đề đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện. Hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học được bảo tồn và phát triển; rừng đầu nguồn được bảo vệ; an ninh nguồn nước được bảo đảm.
Quốc phòng, an ninh được giữ vững; an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội được bảo đảm, duy trì ổn định. Phấn đấu đến năm 2030 vùng Tây Nguyên vượt qua mức thu nhập trung bình thấp.
* Phương hướng xây dựng hệ thống đô thị
Phát triển hệ thống đô thị phù hợp với điều kiện tự nhiên, sinh thái, sử dụng hiệu quả tài nguyên đất đai, kết cấu hạ tầng đồng bộ, theo hướng xanh, thông minh, gắn với bảo tồn bản sắc văn hóa Tây Nguyên, thích ứng với biến đổi khí hậu; kết nối trong nước và quốc tế thông qua các cảng hàng không, hệ thống quốc lộ và đường cao tốc; đường Hồ Chí Minh và hệ thống các cửa khẩu. Đến năm 2030, vùng Tây Nguyên có 3 đô thị loại I ,3 đô thị loại II, 6 đô thị loại III, 27 đô thị loại IV. Trong đó:
- Phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên, là “Thành phố cà phê của thế giới” theo hướng xanh, thông minh, mang bản sắc riêng.
- Thành phố Đà Lạt là trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản cấp quốc gia, khu vực và quốc tế; trung tâm nghiên cứu ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao cấp quốc gia; trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành cấp quốc gia; trung tâm bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học; trung tâm văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao và giải trí cấp vùng.
- Thành phố Pleiku là đô thị hạt nhân trong Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam, phát triển trở thành trung tâm du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng cao cấp và du lịch văn hóa di sản tầm quốc gia và khu vực; trung tâm nghiên cứu khoa học, giáo dục - đào tạo và chuyển giao công nghệ đa ngành; bảo tồn rừng cảnh quan và đa dạng sinh học của quốc gia; trung tâm thương mại dịch vụ; văn hóa - nghệ thuật, thể dục - thể thao và giải trí của vùng.
- Thành phố Gia Nghĩa là đô thị hạt nhân của tiểu vùng Nam Tây Nguyên, liên kết với vùng Đông Nam Bộ, Thành phố Hồ Chí Minh. Phát triển trở thành thành phố công nghiệp khai thác bauxite, chế biến alumin, nhôm, việc khai thác khoáng sản phải gắn với chế biến hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên và bảo đảm yêu cầu về môi trường; trung tâm dịch vụ tổng hợp khu vực và kết nối với tỉnh Lâm Đồng phát triển du lịch sinh thái, nghiên cứu, khám phá, trải nghiệm.
- Phát triển thành phố Kon Tum thành một thành phố hiện đại, sôi động và bền vững với bản sắc riêng; là đầu mối giao thông kết nối tiểu vùng Bắc Tây Nguyên với vùng Trung Trung Bộ, đóng vai trò chiến lược quan trọng về an ninh, quốc phòng và giá trị đặc biệt về kinh tế, chính trị đối với khu vực.
Xem thêm nội dung tại Quyết định 377/QĐ-TTg ngày 04/05/2025.