Trợ cấp là gì? Tổng hợp các loại trợ cấp hiện nay

23/04/2025 14:20 PM

Bài viết sẽ giải đáp khái niệm trợ cấp là gì, tổng hợp các loại trợ cấp theo quy định pháp luật hiện nay.

Trợ cấp là gì?

Khái niệm trợ cấp sẽ được hiểu tùy theo lĩnh vực.

Trợ cấp xã hội là khoản tiền hoặc tài sản, hiện vật khác do Nhà nước hoặc các tổ chức phi chính phủ cấp cho các hoàn cảnh gặp khó khăn, rủi ro, những người nghèo đói, bị bệnh hiểm nghèo, gặp bất hạnh nhằm giúp họ khắc phục khó khăn, ổn định cuộc sống trước mắt và lâu dài.

Trợ cấp thất nghiệp là một trong các chế độ bảo hiểm thất nghiệp, nhằm hỗ trợ người lao động khi bị mất việc làm, học nghề và tìm việc làm mới trên cơ sở khoản trích tiền lương đã đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Ngoài ra, trợ cấp là sự đóng góp của Chính phủ hoặc bất kỳ tổ chức công nào ở quốc gia có hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam dưới các hình thức sau đây đem lại lợi ích cho tổ chức, cá nhân nhận trợ cấp (Điều 84 của Luật Quản lý ngoại thương)

Trợ cấp là gì? Tổng hợp các loại trợ cấp hiện nay

Trợ cấp là gì? Tổng hợp các loại trợ cấp hiện nay (Hình từ internet)

Tổng hợp các loại trợ cấp hiện nay

Nội dung dưới đây sẽ là những loại trợ cấp liên quan đến người lao động, người có công, đối tượng trợ giúp xã hội.

**Trợ cấp thất nghiệp (Điều 49 Luật Việc làm 2013)

Là 1 chế độ khi người lao động có tham gia bảo hiểm thất nghiệp, nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:

- Chấm dứt HĐLĐ, hợp đồng làm việc trừ trường hợp:

+ Đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;

+ Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng;

- Đã đóng BHTN đủ 12 tháng trở lên theo quy định khoản 2 Điều 49 Luật Việc làm 2013;

- Đã nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày nghỉ việc;

- Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày trừ trường hợp tại khoản 4 Điều 49 Luật Việc làm 2013.

**Trợ cấp mất việc làm (Điều 47 Bộ luật Lao động 2019)

Là khoản tiền người sử dụng lao động bồi thường cho người lao động khi họ phải nghỉ việc vì những lý do không đến từ người lao động, nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc.

Điều kiện hưởng trợ cấp mất việc làm bao gồm:

- Có thời gian làm việc từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấm dứt HĐLĐ trong trường hợp:

+ Thay đổi cơ cấu, công nghệ hoặc vì lý do kinh tế;

+ Chia, tách, hợp nhất, sáp nhập; bán, cho thuê, chuyển đổi loại hình doanh nghiệp; chuyển nhượng quyền sở hữu, quyền sử dụng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã.

**Trợ cấp thôi việc (Điều 46 Bộ luật Lao động 2019)

Là khoản tiền người lao động được nhận khi chấm dứt hợp đồng lao động hợp pháp nhằm đảm bảo cho cuộc sống của họ sau khi nghỉ việc và chờ kiếm công việc mới.

Điều kiện hưởng trợ thôi việc làm bao gồm:

- Có thời gian làm việc từ đủ 12 tháng trở lên;

- Chấm dứt HĐLĐ vì các lý do tại khoản 1, 2, 3, 4, 6, 7, 9, 10 Điều 34 Bộ luật Lao động 2019;

- Không thuộc trường hợp: NLĐ nghỉ hưu hoặc NLĐ tự ý bỏ việc mà không có lý do chính đáng từ 05 ngày làm việc liên tục trở lên.

**Trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng (theo Nghị định 75/2021/NĐ-CP)

Hiện nay, mức chuẩn trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng là 2.789.000 đồng.

Dựa vào mức chuẩn trợ cấp này, các đối tượng người có công khác nhau sẽ được hưởng mức trợ cấp khác nhau được quy định tại Nghị định 75/2021/NĐ-CP (được sửa đổi bởi Nghị định 77/2024/NĐ-CP).

**Trợ cấp tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp (Luật An toàn vệ sinh lao động 2015)

Theo đó, trợ cấp này có thể chi trợ cấp một lần, trợ cấp hằng tháng, trợ cấp phục vụ.

Về điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;

b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;

c) Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;

2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này;

3. Người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này.

**Trợ cấp tuất hằng tháng (Điều 67 Luật BHXH 2014)

**Trợ cấp mai táng (Điều 66 Luật BHXH 2014)

**Trợ cấp ốm đau (Điều 28 Luật BHXH 2014)

**Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi (Điều 38 Luật BHXH 2014)

**Trợ cấp suy giảm khả năng lao động (Điều 45, 46, 47, 50, 51 Luật BHXH 2014)

**Trợ cấp một lần khi nghỉ hưu (Điều 58 Luật BHXH 2014)

**Trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng (Luật BHXH 2014)

 

Chia sẻ bài viết lên facebook 26

Điện thoại: (028) 3930 3279 (06 lines)
E-mail: info@ThuVienPhapLuat.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty cổ phần LawSoft. Giấy phép số: 32/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 15/05/2019 Địa chỉ: Tầng 3, Tòa nhà An Phú Plaza, 117-119 Lý Chính Thắng, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079