Thanh Hữu
1. Quy định mới về hóa đơnTừ 01/06/2014, Thông tư
39/2014/TT-BTC về hóa đơn chính thức có hiệu lực theo đó có những điểm đáng lưu ý sau:
- Không còn quy định về hóa đơn xuất khẩu.
- Bỏ hướng dẫn: trên hóa đơn tự in, hóa đơn điện tử phải thể hiện tên, mã số thuế của tổ chức cung ứng phần mềm tự in hóa đơn, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử.
- Bổ sung trách nhiệm của tổ chức, hộ, cá nhân khi mua hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn và bổ sung văn bản cam kết về địa chỉ sản xuất kinh doanh.
- Trường hợp hóa đơn tự in hoặc hóa đơn đặt in được lập bằng máy tính nếu có phần còn trống trên thì không phải gạch chéo (trước đây phải gạch chéo bằng bút mực).
Các điểm mới của Thông tư 39 được giới thiệu tại Công văn
1839/TCT-CS .
2. Tổ chức tín dụng được mở thêm tài khoản chi tiếtTừ 01/06/2014, Ngân hàng Nhà nước bổ sung quy định được mở thêm tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ khi cần thiết của các tổ chức tín dụng.
Một số tài khoản kế toán được bổ sung vào hệ thống tài khoản kế toán các tổ chức tín dụng, trong đó đáng chú ý:
- 16. Chứng khoán đầu tư giữ đến ngày đáo hạn;
- 139. Dự phòng rủi ro;
- 26. Tín dụng đối với các tổ chức, cá nhân nước ngoài;
- 304. Bất động sản đầu tư…
Đây là nội dung được đề cập tại Thông tư
10/2014/TT-NHNN .
3. VAMC phải công khai quy trình định giá nợCông ty quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng Việt Nam (VAMC) phải công khai các quy trình, phương pháp định giá nợ, tài sản và các quy trình, phương pháp bán nợ, tài sản do công ty xây dựng.
Ngoài ra còn phải công khai các thông tin về chính sách quản lý, quy định nội bộ về mua, bán, xử lý nợ xấu; Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hàng năm; Mua nợ xấu từ tổ chức tín dụng; Bán nợ xấu và bán tài sản bảo đảm…
Nội dung trên được quy định tại Thông tư
04/2014/TT-NHNN và có hiệu lực từ 01/06/2014.
4. Quy định dịch chứng từ kế toan trong Ngân hàng Nhà nướcCác chứng từ ghi bằng tiếng nước ngoài phải được dịch toàn bộ nội dung ra tiếng Việt.
Riêng chứng từ phát sinh nhiều lần và có nội dung nghiệp vụ giống nhau, chỉ dịch sang tiếng Việt đối với bản chứng từ đầu hoặc mẫu chứng từ. Từ bản sau trở đi chỉ bắt buộc dịch sang tiếng Việt các nội dung chủ yếu của chứng từ theo quy định Luật Kế toán.
Tại góc phải trang đầu tiên của bản dịch phải ghi rõ chữ “BẢN DỊCH”, đánh số trang và đóng dấu giáp lai giữa các tờ.
Đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước có thể tự dịch hoặc thuê tổ chức, cá nhân dịch chứng từ.
Đó là nội dung đề cập tại Thông tư
38/2013/TT-NHNN và có hiệu lực từ 01/06/2014.
5. Bỏ chuẩn mực đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nướcTừ 21/06/2014, Chuẩn mực kiểm toán nhà nước số 30 – Bộ quy tắc đạo đức nghề nghiệp chính thức có hiệu lực.
Theo đó, bỏ chuẩn mực đào tạo, bồi dưỡng kiểm toán viên nhà nước và thay vào đó ở phần tuyển dụng và bổ nhiệm quy định: Kiểm toán nhà nước chỉ thực hiện tuyển dụng các cá nhân được đào tạo và có kinh nghiệm ở các lĩnh vực chuyên môn cần thiết, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ kiểm toán.
Nội dung trên được đề cập tại Quyết định
01/2014/QĐ-KTNN .
6. Sửa đổi biểu mẫu khi giao dịch với Kho bạcTừ 26/06/2014, các biểu mẫu sử dụng khi đăng ký, sử dụng tài khoản tại Kho bạc sẽ được áp dụng theo Thông tư
61/2014/TT-BTC .
Ngoài nội dung trên, Thông tư còn có quy định mới về:
- Hồ sơ chi tiết đăng ký sử dụng tài khoản
- Phương pháp ghi chép Bảng đối chiếu dự toán kinh phí ngân sách, Bảng đối chiếu tình hình sử dụng kinh phí ngân sách tại KBNN.
- Thời hạn thực hiện đối chiếu, xác nhận số dư tài khoản:
+ Chậm nhất vào ngày 05 tháng sau đối với Tài khoản tiền gửi và tài khoản có tính chất tiền gửi
+ Chậm nhất vào ngày 05 đầu quý sau đối với tài khoản dự toán.
+ Riêng thời hạn đối chiếu số liệu NSNN khi kết thúc năm ngân sách chậm nhất đến hết ngày 10 tháng 2 năm sau.
Thông tư này thay thế Thông tư
109/2011/TT-BTC hướng dẫn mở và sử dụng tài khoản tại Kho bạc Nhà nước trong điều kiện áp dụng TABMIS.
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN