Ms. Kim Kiều
1. Yêu cầu đối với đơn vị sản xuất sản phẩm phần mềm Từ ngày 02/01/2015, Thông tư
16/2014/TT-BTTTT quy định việc xác định hoạt động sản xuất sản phẩm phần mềm bắt đầu có hiệu lực thi hành.
Theo đó, yêu cầu chung đối với tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất sản phẩm phần mềm như sau:
- Doanh nghiệp: có giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đầu tư, hoặc văn bản quy định về chức năng nhiệm vụ do người có thẩm quyền cấp;
- Cá nhân: có mã số thuế cá nhân; có kê khai thuế trong đó ghi rõ phần thu nhập từ hoạt động sản xuất phần mềm;
- Sản phẩm phần mềm do cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp sản xuất thuộc một trong các loại sản phẩm phần mềm được quy định trong Danh mục sản phẩm phần mềm ban hành theo Thông tư
09/2013/TT-BTTTT. Đặc biệt, định kỳ trước ngày 15/03 hàng năm, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân sản xuất sản phẩm phần mềm phải gửi báo cáo tình hình hoạt động sản xuất phần mềm về Vụ Công nghệ thông tin.
2. Thay đổi về thủ tục cấp và kiểm tra C/OTừ ngày 02/01/2015, có một số thay đổi đáng chú ý về thủ tục cấp và kiểm tra C/O như sau:
- Ngoài các trường hợp như quy định trước đây, C/O còn có thể được cấp trước thời điểm xuất khẩu nếu đáp ứng các quy tắc xuất xứ.
- Bổ sung thêm quy định về ghi giá trị FOB trên Mẫu C/O mẫu D và C/O mẫu D giáp lưng.
- Thay đổi Mẫu C/O mẫu D.
Nội dung này được quy định tại Thông tư
42/2014/TT-BCT về thực hiện Quy tắc xuất xứ trong Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
3. Cấm nhập khẩu phương tiện thủy cũNgày 05/01/2015, Nghị định
111/2014/NĐ-CP quy định niên hạn sử dụng của phương tiện thủy nội địa và niên hạn của phương tiện thủy được phép nhập khẩu bắt đầu có hiệu lực.
Theo đó, tuổi của phương tiện thủy được phép nhập khẩu đối với tàu khách và tàu chở người không quá 10 năm, đối với các phương tiện thủy khác không quá 15 năm.
Đồng thời, không được phép nhập khẩu tàu thủy lưu trú du lịch ngủ đêm, nhà hàng nổi, khách sạn nổi vỏ gỗ và các phương tiện thủy không đủ căn cứ xác định được năm đóng phương tiện.
Trong một số trường hợp đặc biệt, Thủ tướng quyết định tuổi của phương tiện thủy được phép nhập khẩu theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
4. Bán hàng Việt ở miền núi được hỗ trợ đến 150 triệuĐể thực hiện tốt Chương trình xúc tiến thương mại quốc gia, Bộ Tài chính đã nâng mức hỗ trợ kinh phí cho các đơn vị thực hiện Chương trình này. Cụ thể như sau:
Đơn vị tổ chức phiên chợ hàng Việt từ khu vực sản xuất đến miền núi, biên giới, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc được hỗ trợ tối đa 150 triệu đồng/phiên (quy định cũ là không quá 100 triệu đồng).
Riêng đối với phiên chợ đưa hàng Việt ra hải đảo mức hỗ trợ tối đa là 200 triệu đồng/phiên.
Đối với hoạt động tổ chức phiên chợ hàng Việt sang các khu vực biên giới với các nước có chung biên giới thì mức hỗ trợ tối đa là 300 triệu đồng/phiên.
Nội dung nêu trên được quy định tại Thông tư
171/2014/TT-BTC và có hiệu lực từ ngày 05/01/2015.
5. Quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa Ngày 05/01/2015, Nghị định
110/2014/NĐ-CP quy định điều kiện kinh doanh vận tải đường thủy nội địa chính thức có hiệu lực.
Theo đó, đơn vị kinh doanh vận tải đường thủy nội địa phải có đủ các điều kiện sau đây:
- Có đăng ký kinh doanh ngành nghề vận tải đường thủy nội địa.
- Phương tiện phải bảo đảm an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường; phù hợp với hình thức và phương án kinh doanh.
- Thuyền viên phải có bằng, chứng chỉ chuyên môn; đủ tiêu chuẩn về sức khỏe theo quy định.
- Thuyền viên, nhân viên phục vụ có hợp đồng lao động bằng văn bản với đơn vị kinh doanh vận tải theo mẫu của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (trừ các trường hợp đồng thời là chủ hộ kinh doanh hoặc là bố, mẹ, vợ, chồng, con của chủ hộ kinh doanh).
- Mua bảo hiểm trách nhiệm dân sự của chủ phương tiện đối với hành khách và người thứ ba.
6. Các trường hợp thuộc diện tinh giản biên chếNghị định
108/2014/NĐ-CP quy định nhiều trường hợp thuộc diện tinh giản biên chế đối với cán bộ, công chức, viên chức. Đơn cử một số trường hợp sau:
- Dôi dư do rà soát, sắp xếp lại tổ chức bộ máy, nhân sự;
- Chưa đạt trình độ đào tạo theo tiêu chuẩn chuyên môn đối với vị trí việc làm đang đảm nhận nhưng không thể bố trí công việc khác và không thể đào tạo lại để chuẩn hóa về chuyên môn;
- Có chuyên ngành đào tạo không phù hợp với công việc đảm nhiệm nên bị hạn chế về năng lực hoàn thành công việc;
- Có 2 năm liên tiếp liền kề tại thời điểm xét tinh giản biên chế, mỗi năm có tổng số ngày nghỉ làm việc là số ngày nghỉ tối đa do ốm đau theo quy định tại Khoản 1 Điều 23 Luật Bảo hiểm xã hội.
Đồng thời, quy định chính sách tinh giản biên chế gồm: về hưu trước tuổi; thôi việc; chuyển sang làm việc tại các tổ chức không hưởng lương thường xuyên từ ngân sách nhà nước; thôi giữ chức vụ lãnh đạo hoặc được bổ nhiệm, bầu cử vào chức vụ khác có phụ cấp chức vụ lãnh đạo mới thấp hơn do sắp xếp tổ chức.
Nghị định này có hiệu lực từ ngày 10/01/2015.