Nguyễn Thanh
1. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Chính phủ- Phân định rõ nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm giữa Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ.
- Đề cao trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu.
- Phân cấp, phân quyền hợp lý giữa Chính phủ với chính quyền địa phương, bảo đảm quyền quản lý thống nhất của Chính phủ.
- Minh bạch, hiện đại hóa hoạt động của Chính phủ, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan hành chính nhà nước các cấp.
- Bảo đảm thực hiện một nền hành chính thống nhất, thông suốt, liên tục, dân chủ, hiện đại, phục vụ Nhân dân, chịu sự kiểm tra, giám sát của Nhân dân.
2. Bổ sung một số quyền hạn và nghĩa vụ của Chính phủ- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý tài nguyên, môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý văn hóa, thể thao và du lịch.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong thực hiện các chính sách xã hội.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong quản lý về cơ yếu.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ trong bảo vệ quyền và lợi ích của Nhà nước và xã hội, quyền con người, quyền công dân.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Chính phủ đối với công tác thanh tra, kiểm tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí.
3. Quan hệ của Chính phủ với Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam (UBTUMTTQVN) và các tổ chức chính trị - xã hội - Chính phủ phối hợp với UBTUMTTQVN và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội trong việc thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
- Chính phủ và UBTUMTTQVN, cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội xây dựng quy chế phối hợp công tác.
- Khi xây dựng dự án luật, dự thảo nghị quyết trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết trình Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ, Chính phủ gửi dự thảo văn bản để UBTUMTTQVN và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội có liên quan tham gia ý kiến.
- Chính phủ thường xuyên thông báo cho UBTUMTTQVN và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội về tình hình kinh tế - xã hội và các quyết định, chủ trương quan trọng của Chính phủ liên quan đến nhiều tầng lớp Nhân dân.
- Chính phủ tạo điều kiện thuận lợi để UBTUMTTQVN và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội tuyên truyền, phổ biến pháp luật trong Nhân dân, động viên, tổ chức Nhân dân tham gia xây dựng và củng cố chính quyền nhân dân…
- Chính phủ có trách nhiệm nghiên cứu, giải quyết và trả lời các kiến nghị của UBTUMTTQVN và cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội.
4. Trách nhiệm của Chính phủ - Chính phủ chịu trách nhiệm trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của mình.
- Chính phủ báo cáo công tác của Chính phủ với Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước một năm hai lần.
- Chính phủ báo cáo công tác đột xuất theo yêu cầu của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước.
5. Nhiệm vụ và quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ- Chỉ đạo và thống nhất quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thanh tra, kiểm tra các hoạt động thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước.
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc kiểm tra, thanh tra công tác quản lý cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Quyết định việc phân cấp quản lý công chức, viên chức trong các cơ quan hành chính của bộ máy nhà nước.
- Lãnh đạo, chỉ đạo việc quản lý, điều hành toàn bộ cơ sở vật chất, tài chính và nguồn ngân sách nhà nước để phục vụ cho sự vận hành của bộ máy nhà nước.
- Lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính và cải cách chế độ công vụ, công chức trong hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
6. Trách nhiệm của Thủ tướng Chính phủ - Chịu trách nhiệm trước Quốc hội về hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến địa phương.
- Chịu trách nhiệm về các quyết định và kết quả thực hiện các quyết định của mình trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là thành viên Chính phủ.
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với tư cách là người đứng đầu bộ, cơ quan ngang bộ.