Theo đó, việc xác định chi phí tiền lương, chi phí nhân công trong giá, đơn giá sản phẩm, dịch vụ công sẽ căn cứ vào:
- Định mức lao động (thuộc định mức kinh tế kỹ thuật, định mức nhân công, định mức chi phí) do Bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ban hành;
- Tiền lương và chi phí khác của lao động trực tiếp sản xuất, lao động chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ, lao động quản lý doanh nghiệp tham gia thực hiện sản phẩm, dịch vụ công.
(Hiện hành theo quy định tại Thông tư 26/2015/TT-BLĐTBXH thì chi phí tiền lương trong giá sản phẩm, dịch vụ công ích được xác định căn cứ vào định mức lao động và tiền lương của NLĐ).
Trong đó, chi phí khác tính trong chi phí tiền lương, chi phí nhân công gồm:
- Chi phí bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, kinh phí công đoàn thuộc trách nhiệm đóng của người sử dụng lao động được xác định theo quy định của pháp luật;
- Chi phí ăn ca và chế độ khác của từng loại lao động (nếu có) theo quy định pháp luật.
Thông tư 17/2019/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 21/12/2019.