Theo đó, quy định điều kiện hỗ trợ đối với dự án xử lý, cải tạo, phục hồi khu vực ô nhiễm môi trường thuộc trách nhiệm của Nhà nước theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường như sau:
(1) Nằm trong danh mục khu vực ô nhiễm môi trường thuộc các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
(2) Nội dung dự án có tính chất chi thường xuyên.
(3) Văn bản đề nghị của các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh (đối với dự án hỗ trợ từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của ngân sách trung ương); văn bản của các cơ quan, đơn vị ở địa phương đề nghị UBND cấp tỉnh (đối với dự án hỗ trợ từ nguồn chi sự nghiệp môi trường của ngân sách địa phương), trong đó nêu rõ nguồn vốn hỗ trợ.
(4) Quyết định phê duyệt dự án của các Bộ, cơ quan Trung ương, UBND cấp tỉnh theo quy định hiện hành và được đưa vào kế hoạch ngân sách hàng năm.
(5) Đối với dự án của địa phương đề nghị ngân sách trung ương hỗ trợ một phần, ngoài các điều kiện, nguyên tắc quy định từ khoản (1) đến khoản (4), phải có các điều kiện sau:
- UBND cấp tỉnh có văn bản cam kết bố trí đủ vốn đối ứng của địa phương theo tỷ lệ quy định để thực hiện dự án và cam kết dự án chưa bố trí kinh phí thực hiện và chưa được hỗ trợ từ các nguồn vốn khác (nguồn trái phiếu Chính phủ, nguồn vốn ODA, viện trợ của nước ngoài, nguồn vốn từ các chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình mục tiêu và các nguồn vốn khác nếu có).
Trường hợp địa phương không bố trí đủ vốn đối ứng của dự án theo quy định, phần kinh phí chênh lệch ngân sách trung ương đã hỗ trợ, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm hoàn trả ngân sách trung ương (nộp hoặc hủy ở Kho bạc Nhà nước);
- Địa phương còn nhận trợ cấp cân đối từ ngân sách trung ương.
(So với Thông tư 02/2017/TT-BTC, đã bỏ điều kiện: Quyết định phê duyệt cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng của cấp có thẩm quyền).
Thông tư 31/2023/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 11/7/2023.