Theo đó, hướng dẫn chi tiết các loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ, phi nhân thọ, sức khỏe tương ứng như sau:
(1) Các loại nghiệp vụ bảo hiểm nhân thọ bao gồm:
- Bảo hiểm trọn đời.
- Bảo hiểm sinh kỳ.
- Bảo hiểm tử kỳ.
- Bảo hiểm hỗn hợp.
- Bảo hiểm trả tiền định kỳ.
- Bảo hiểm liên kết đầu tư (bao gồm bảo hiểm liên kết chung và bảo hiểm liên kết đơn vị) theo quy định tại Chương VII Nghị định 46/2023/NĐ-CP .
- Bảo hiểm hưu trí theo quy định tại Chương VII Nghị định 46/2023/NĐ-CP .
(2) Các loại nghiệp vụ bảo hiểm phi nhân thọ bao gồm:
- Bảo hiểm tài sản.
- Bảo hiểm hàng hóa vận chuyển.
- Bảo hiểm hàng không.
- Bảo hiểm xe cơ giới.
- Bảo hiểm cháy, nổ.
- Bảo hiểm thân tàu và trách nhiệm dân sự của chủ tàu.
- Bảo hiểm trách nhiệm.
- Bảo hiểm tín dụng và rủi ro tài chính.
- Bảo hiểm nông nghiệp.
- Bảo hiểm bảo lãnh.
- Bảo hiểm thiệt hại khác.
(3) Các loại nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe bao gồm:
- Bảo hiểm sức khỏe, thân thể.
- Bảo hiểm chi phí y tế.
- Doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, doanh nghiệp bảo hiểm sức khỏe, doanh nghiệp tái bảo hiểm, đại lý bảo hiểm, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm, tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô.
- Chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, chi nhánh doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài;
Văn phòng đại diện của doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp tái bảo hiểm nước ngoài, doanh nghiệp môi giới bảo hiểm nước ngoài, tập đoàn tài chính, bảo hiểm nước ngoài tại Việt Nam.
- Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng.
- Cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
- Tổ chức và cá nhân có liên quan đến hoạt động kinh doanh bảo hiểm.
Xem nội dung chi tiết tại Nghị định 46/2023/NĐ-CP có hiệu lực kể từ ngày 01/7/2023.